Sự hình thành và sụp đổ của Bức tường Berlin

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Roxance77, 4 Tháng chín 2023.

  1. Roxance77

    Bài viết:
    39
    Sự hình thành và sụp đổ của Bức tường Berlin

    Sớm ngày 13/08/1961 các công nhân xây dựng Đông Đức được canh chừng bởi lính và cảnh sát bắt đầu chia cắt những con phố và dựng hàng rào khắp thành phố Berlin và khu vực xung quanh. Đêm đó đánh dấu một trong những đường chia cắt bi thảm nhất lịch sử, Bức tường Berlin.

    [​IMG]

    Việc xây dựng bức tường được tiếp tục trong thập kỷ kế tiếp, nó cắt qua những khu phố, chia rẽ nhiều gia đình, và chia cắt không chỉ nước Đức mà cả thế giới. Để hiểu tại sao xảy ra thời điểm này, chúng ta phải quay về Chiến tranh Thế giới thứ hai Mỹ, Anh và Pháp tham gia thế chiến với Liên Xô chống lại phe Trục. Sau khi họ đánh bại phát xít Đức, mỗi quốc gia thắng trận chiếm một phần lãnh thổ quốc gia. Việc chia cắt vốn chỉ là tạm thời nhưng những cựu đồng minh lại xung đột với nhau về tầm nhìn của họ cho châu Âu thời hậu chiến. Trong khi phương Tây ủng hộ kinh tế thị trường tự do, thì Liên Xô tìm cách cô lập mình cùng với các quốc gia cộng sản, trong đó có cả nước Đức suy yếu.

    Vì mối quan hệ giữa các nước xấu đi, Cộng hòa liên bang Đức được thành lập ở phía Tây trong khi Liên Xô thành lập Cộng hòa dân chủ Đức ở phía Đông. Các nước theo Liên Xô hạn chế thương mại với phương Tây và các phong trào, nên hình thành một đường biên giới vô hình vững chắc. Nó còn được gọi là Bức màn sắt.

    Ở thủ đô Berlin cũ của Đức, mọi thứ rất phức tạp. Mặc dù cả thành phố nằm trong vùng lãnh thổ của Đông Đức, các nước thỏa thuận quản lý chung thành phố sau chiến tranh. Mỹ, Anh và Pháp thành lập một vùng dân chủ ở những quận phía Tây Berlin. Trong khi người dân Đông Đức bị cấm rời khỏi đất nước, ở Berlin việc này lại rất dễ dàng, chỉ cần đi bộ, hoặc tàu điện, xe hơi hay xe buýt để đến phía Tây, sau đó đi đến Tây Đức và xa hơn. Biên giới mở này tạo nên một vấn đề với lãnh đạo Đông Đức. Họ ra tuyên bố đại diện cho chế độ Cộng sản chống lại Hitler và miêu tả Tây Đức là nơi tiếp nối của chủ nghĩa phát xít. Trong khi Mỹ và đồng minh đổ tiền để tái xây dựng Tây Đức thì Liên Xô lấy tài nguyên ở phía Đông xem như bồi thường chiến tranh, làm cho nền kinh tế trở nên yếu kém.

    Cuộc sống của Đông Đức được trông coi cẩn trọng bởi bộ quốc phòng, cảnh sát bí mật nghe lén và theo dõi người dân vì bất kỳ điểm khả nghi hay bất trung nào. Trong khi phía Đông miễn phí chăm sóc sức khỏe và y tế, thì phía Tây tăng trưởng về lương bổng, tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, và đời sống cá nhân được tự do hơn. Năm 1961, khoảng 3, 5 triệu người, tức 20% người dân Đông Đức đã rời đi, bao gồm cả những chuyên gia trẻ tuổi. Để không bị tổn thất nhiều hơn, Đông Đức quyết định đóng cửa biên giới, đó là lúc Bức tường Berlin hình thành.

    Bức tường dài 43 km xuyên qua Berlin và hơn 112 km xung quanh Đông Đức, rào cản ban đầu gồm hàng rào và dây thép gai. Một số người Berlin trốn bằng cách nhảy qua hàng rào hoặc qua cửa sổ, nhưng vì bức tường ngày càng mở rộng, việc này trở nên khó khăn hơn. Năm 1965, rào cản dài 106 km và cao 3, 6 m bằng bê tông được củng cố chặn phía trên bằng ống nhẵn để ngăn việc leo qua. Qua nhiều năm tiếp theo, bức tường được củng cố bởi dây thép gai, chó bảo vệ, và cả dây mìn, cùng với 302 tháp canh và 20 hầm trú ẩn. Một hàng rào song song rộng 100 m được gọi là dải đất chết. Ở đó các tòa nhà bị phá hủy và đất được phủ cát để tầm nhìn của hàng trăm lính canh được rõ hơn để bắn bất kỳ ai cố vượt qua.

    Dù vậy, theo thống kê, gần 5000 người đã bỏ trốn thành công khỏi Đông Đức từ năm 1961 đến 1989. Một số nhà ngoài giao hoặc vận động viên trốn khi đang ở nước ngoài, nhưng những người khác là dân thường thì đào hầm, bơi qua các kênh, bay bằng khinh khí cầu, hoặc thậm chí tông bức tường bằng xe tăng cướp được. Tuy nhiên nguy cơ rất cao, hơn 138 người chết khi cố trốn thoát. Vài lần người Tây Đức chứng kiến nhưng không thể giúp họ.

    Bức tường ổn định kinh tế Đông Đức bằng cách ngăn chặn người lao động rời đi, nhưng lại phá hủy danh tiếng, trở thành biểu tượng của sự đàn áp của Chủ nghĩa Cộng sản.

    Như một phần hòa giải với miền Đông, Hiệp ước cơ bản năm 1972 công nhân Đông Đức là một quốc gia trong khi Tây Đức vẫn giữ hi vọng được thống nhất toàn vẹn. Mặc dù phía Đông dần dần cho phép thăm gia đình, nhưng họ vẫn cố ngăn cản mọi n gười thực hiện quyền lợi này với quy trình hành chính khó khăn và chi phí cao. Dù vậy, họ vẫn bị choáng với số đơn nộp.

    Vào cuối năm 1980, sự tự do hóa của các khối phía Đông đã gây ra các cuộc biểu tình đòi tự do đi lại và dân chủ. Chiều tối 09/11/1989, Đông Đức cố gắng xoa dịu bằng cách cho việc cấp phép tự do đi lại dễ hơn. Nhưng thông báo đó khiến hàng ngàn người Berlin đến biên giới nơi bức tường, và gây áp lực cho bảo vệ để mở cổng ngay lập tức. Vui mừng vì dòng người đổ vào Tây Berlin người dân hai bên nhảy mùa trên nóc tường và những người khác phá hủy bức tường bằng tất cả những công cụ họ tìm được. Mặc dù đội biên phòng lúc đầu cố gắng giữ trật tự, nhưng có thể thấy những năm tháng chia cắt đã đến lúc chấm dứt.

    Sau bốn thập kỷ, nước Đức hoàn toàn thống nhất vào tháng 10/1990 và Liên Xô đã sụp đổ không lâu sau đó. Ngày nay một phần bức tường vẫn được giữ để nhắc nhở rằng bất kỳ rào cản nào xây lên để ngăn cản tự do, chúng ta đều có thể phá hủy nó.

    (Nguồn tham khảo)
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...