Sự hấp thu và vận chuyển nước ở thực vật - Sinh lý thực vật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi vitcondethuong, 9 Tháng mười hai 2021.

  1. vitcondethuong Bánh Ú

    Bài viết:
    20
    1. Cấu trúc rễ:

    [​IMG]

    Rễ là cơ quan hấp thu nước trong dịch đất có chứa các ion khoáng.

    Vùng trưởng thành có chứa lông hút.

    Vùng mô phân sinh chứa nhiều tế bào chưa phân hóa. Có bao mucige bao bọc bên ngoài chóp rễ.

    Nội bì chỉ có ở rễ thực vật.

    Chức năng của rễ: Hút nước và khoáng, chất dinh dưỡng, giúp cây đứng vững và chứa chất dự trữ.

    2. Các quá trình vận chuyển nước

    Nước từ trong đất đến bề mặt rễ theo dòng khối (khuynh độ áp suất).


    • Nước từ bề mặt rễ đến mạch mộc: Di chuyển ngang (biểu bì - nội bì - mạch mộc) và đi lên trong mạch.

    • Nước từ bề mặt rễ đến nội bì theo 3 con đường: Apolast (len lỏi qua khe ở màng), symplast (cầu liên bào) và qua màng.

    Trạng thái phân hóa của nội bì quyết định con đường vận chuyển của nước (hình thành khung Caspari và phiến Suberin).

    Khi hình thành khung Caspari con đường vận chuyện apolast bị chặn.

    Khi hình thành phiến Suberin con đường vận chuyển xuyên màng bị chặn.


    [​IMG]

    Nước đi lên trong mạch mộc (cột nước liên tục, không có bọt khí, vật cản).

    Cây thoát hơi nước từ lá.

    Sức hút của lá lớn hơn lực đẩy nước của rễ. Thoát hơi nước tạo ra lực hút, hút nước từ dưới lên trên.

    Tưới nước cho thực vật lúc cây đã đóng khẩu.


    Vai trò của thoát hơi nước

    Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ đến mọi cơ quan, tạo môi trường liên kết, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

    Làm khí khổng mở, CO2 khuếch tán vào lá cho quá trình quang hợp. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường.

    Thoát hơi nước qua lá

    Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu.

    Lá thoát hơi nước qua 2 con đường:

    Thoát hơi nước qua khí khổng: Là con đường thoát hơi nước chủ yếu, có thể điều tiết lượng nước thoát ra thông qua độ đóng mở của khí khổng.

    • Khi tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu) no nước → thành mỏng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở ra → thoát hơi nước tăng.
      • Khi tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu) no nước → thành mỏng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở ra → thoát hơi nước tăng.
      • Khi tế bào khí khổng mất nước → thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng khép lại → thoát hơi nước giảm.

    • Thoát hơi nước qua cutin: Là con đường thoát hơi nước phụ, phụ thuộc vào độ dày lớp cutin, không thể điều tiết lượng nước thoát ra.

    Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

    Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến thoát hơi nước thông qua điều tiết đóng mở khí khổng.

    Ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối.

    Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng.. cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

    Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây

    Cân bằng nước được tính bằng sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.

    Để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường cần tưới tiêu hợp lí.
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...