I. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng - Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút. - Lông hút rất dễ gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. Tế bào lông hút có chức năng hút nước và các chất khoáng cho cây, do đó cấu tạo của nó cũng phù hợp cho các chức năng này. + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin để dễ dàng cho các chất đi vào trong. + Không bào lớn ở trung tâm và hoạt động hô hấp mạnh tạo nên áp suất thẩm thấu cao giúp cho quá trình hút nước dễ dàng. 2. Cơ chế A. Hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu). - Từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp). - Không tốn ATP B. Hấp thụ ion khoáng - Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ Cao sang nơi có nồng độ thấp) - Cơ chế chủ động: Di chuyển ngược gradien nồng độ, cơ chế chủ động, tiêu tốn năng lượng. C. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: Có hai con đường * Con đường gian bào (không chọn lọc) * Con đường tế bào chất (có chọn lọc) - Con đường gian bào: Đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con đường này đi đến nội bì đai Caspari →Con đường tế bào chất: Đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào - Các yếu tố ngoại cảnh như: Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất.. ảnh hưởng đến Sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.