Sử 12, bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh. Vấn đề cần lưu ý khi thi THPTQG

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Ngọc Minh Khuê, 22 Tháng mười 2021.

  1. Ngọc Minh Khuê

    Bài viết:
    16
    Tóm tắt nội dung bài học

    1. Chiến tranh lạnh bắt đầu

    - Sau chiến tranh thế giới 2: Mỹ, Liên Xô từ đồng minh trở nên đối đầu.

    => Chiến tranh lạnh

    * Nguyên nhân chiến tranh lạnh:

    - Đối đầu về mục tiêu và chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ

    - Liên Xô chủ trương:

    + Duy trì hòa bình an ninh Thế Giới

    + Bảo vệ những thành quả công nghệ xã hội

    + Đẩy mạnh phong trào cách mạng Thế Giới

    - Mỹ ra sức:

    + Chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa

    + Đẩy lùi phong trào cách mạng Thế Giới

    + Âm mưa làm bá chủ Thế Giới

    - Mỹ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô, thắng lợi của cách mạng Đông Âu và Trung Quốc

    - Mỹ trở thành:

    + Nước tư bản giàu nhất thế giới

    + Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử

    => Tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

    * Những sự kiện dẫn đến chiến tranh lạnh

    - Về phía Mỹ:

    3/1947, học thuyết Truman và chiến lược ngăn chặn

    + Mở đầu chính sách chống Liên Xô

    + Gây nên chiến tranh lạnh

    6/1947, kế hoạch Macsan:

    + Giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế

    + Lôi kéo Tây Âu vào liên minh quân sự chống phá Liên Xô và Đông Âu

    + Tạo đối lập quân sự về kinh tế- chính trị ở tây Âu và Đông Âu

    4/1949, khối Nato(liên minh quân sự lớn nhất của Tư bản chủ nghĩa) -> chống Liên Xô và Đông Âu

    - Về phía Liên Xô và Đông Âu:

    +1949, lập hội đồn tương trợ kinh tế SEV

    +1955, tổ chức Vacsava- liên minh quân sự- chính trị

    * Kết quả:

    - Hình thành 2 cục diện 2 phe đối lập Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa

    - Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới

    * Chiến tranh lạnh: Là tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, không xung đọt trục tiếp bằng quân sự.

    2. Chiến tranh lạnh kết thúc

    - Đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn Đông Tây xuất hiện

    - Biểu hiện:

    + Thỏa thuận cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ

    + Hiệp ước Henxinki(1975) về an ninh hợp tác Châu Âu.

    - Chiến tranh lạnh chấm dứt: 12/1989, Mỹ và Liên XÔ tuyên bố chấm dứt

    * Nguyên nhân chấm dứt:

    - Chạy đua vũ trang giảm thế mạnh của Liên Xô và Mỹ

    - Sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản

    - Kinh tế Liên Xô, trì trệ khủng hoảng

    * Trật tự Ianta sụp đỗ

    - 1989-1991, chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu sụp đỗ

    3. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

    - Xu thế của Thế Giới sau Chiến tranh lạnh;

    + Trật tự Thế Giới hình thành theo hướng 'đa cực'

    - Sau 1991, Thế Giới vận động phong trào theo các xu thế chính

    + các nước điều chỉnh chiến lược phát triễn, tập trung phát triễn kinh tế

    + Mỹ muốn lập trật tự Thế Giới 'một cực', làm bá chủ Thế Giới

    + Hòa bình Thế Giới được củng cố nhưng nội chiến, xung đột vẫn diễn ra.

    CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

    Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ là

    A. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.

    B. Sự đối lập về chế độ chính trị.

    C. Sự đối lập về khuynh hướng phát triển.

    D. Sự đối lập về chính sách đối nội, đối ngoại.

    Câu 2: Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?

    A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947)

    B. Kế hoạch Mácsan (1947)

    C. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949)

    D. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước VACSAVA (1955)

    Câu 3: Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã có tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?

    A. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu

    B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu

    C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu

    D. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu

    Câu 4: Định ước Henxinki (1975) có tác động như thế nào đến quan hệ giữa các nước ở khu vực châu Âu?

    A. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

    B. Xoa dịu mâu thuẫn giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

    C. Làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

    D. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa 2 khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trên thế giới

    Câu 5: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông- Tây từ những năm 70 của thế kỉ XX?

    A. Các vấn đề toàn cầu đỏi hỏi các nước phải chung tay giải quyết

    B. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ của Mĩ

    C. Mĩ và Liên Xô đều bị thế giới lên án

    D. Sự suy giảm thế và lực của Mĩ và Liên Xô

    Câu 6: Vì sao Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vào năm 1989?

    A. Sự suy giảm thế mạnh của hai nước về nhiều mặt.

    B. Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, của Mỹ bị thu hẹp.

    C. Trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.

    D. Nền kinh tế hai nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

    Câu 7. Mĩ đề ra "Kế hoạch Mác-san" (6/1947) nhằm

    A. Viện trợ kinh tế cho Liên Xô và các nước châu Âu.

    B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.

    C. Mở đầu cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

    D. Thành lập liên minh phòng thủ của các nước tư bản ở khu vực châu Âu

    Câu 8: Đầu tháng 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng với những nước nào ký kết Định ước Henxinki?

    A. Mĩ và Liên Xô.

    B. Mĩ và Pháp.

    C. Mĩ và Canađa.

    D. Mĩ và Anh.

    Câu 9. Trong cuộc gặp gỡ không chính thức ở Manta (Địa Trung Hải, 12/1989), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ đã cùng tuyên bố

    A. Chấm dứt việc chạy đua vũ trang.

    B. Hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.

    C. Chấm dứt Chiến tranh lạnh.

    D. Giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại.

    Câu 10. Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế nào?

    A. Phải nắm bắt thời cơ.

    B. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.

    C. Vừa nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.

    D. Hạn chế thách thức và vươn lên.

    Câu 11. Trong xu thế hòa bình ổn định và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi gì

    A. Cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

    B. Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

    C. Nâng cao trình độ tập trung vào kêu gọi các nguồn vốn sản xuất.

    D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học - kĩ thuật.

    Câu 12. Ảnh hưởng của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố đến xu thế phát triển của thế giới ngày nay là

    A. Hình thành sự đối lập giữa chủ nghĩa khủng bố và lực lượng chống khủng bố

    B. Tình hình an ninh thế giới bất ổn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế

    C. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhiều quốc gia bị phá vỡ

    D. Tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới.

    Câu 13. Sự hình thành liên minh tổ chức NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vacsava ở Đông Âu.. trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì?

    A. Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới.

    B. Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta.

    C. Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ thất bại.

    D. Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới.

    Câu 14. Sự kiện nào sau đây biểu thị cho xung đột quân sự của Cuộc chiến tranh lạnh?

    A. Chiến tranh thế giới thứ hai.

    B. Chiến tranh vùng vịnh Péc - xích.

    C. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông..

    D. Chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô.

    Câu 15. Chiến tranh lạnh không tạo ra

    A. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.

    B. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

    C. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.

    D. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.

    (Câu hỏi sưu tầm Vietjack.com)


    Mong bài viết của mình sẽ giúp một phần trong kì thi của các bạn, chúc các bạn học tập tốt.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...