Stress và trầm cảm khác nhau như thế nào?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi SallyKim, 24 Tháng năm 2021.

  1. SallyKim

    Bài viết:
    15
    Bạn đã từng hiểu rõ về STRESSTRẦM CẢM chưa? Thực chất stress và trầm cảm lại là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Chúng có những triệu chứng trùng lặp khiến chúng ta lầm tưởng rằng chúng là một căn bệnh giống nhau.

    Stress hay còn gọi là căng thẳng, là hiện tượng xảy ra khi bạn phải chịu quá nhiều áp lực cả về thể chất và tinh thần. Stress là quá trình các phản ứng sinh lý, tâm lý và ứng xử của một cá nhân khi cố gắng thích nghi với thay đổi, hoặc áp lực từ bên trong và bên ngoài. Căng thẳng không phải là một căn bệnh hay một chứng rối loạn, nhưng nếu nó diễn biến trong một thời gian dài có thể phát triển thành bệnh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người.

    Cuộc sống này chưa bao giờ là màu hồng. Mỗi ngày thức dậy chúng ta phải chiến đấu với áp lực, chiến đấu với xã hội, hay chính những người xung quanh chúng ta. Stress có thể chia làm hai loại: Eustress (thúc đẩy phấn đấu) và distress (ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý).

    Stress khiến bản thân bạn dễ trở nên kích động hơn, hay thất vọng, ủ rũ, cảm thấy bản thân dường như đang mất kiểm soát. Luôn cảm thấy chán nản, thất vọng hay xấu hổ về chính bản thân mình. Tâm thế bạn lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng, mất tập trung, thậm chí còn trở nên hoang tưởng, luôn nghĩ tới những thứ tiêu cực. Tuy nhiên người stress sẽ nhanh chóng trở nên bình thường nếu họ có thể giải quyết được những vấn đề khúc mắc của ban thân mình, hướng bản thân suy nghĩ theo hướng tích cực và lành mạnh hơn.

    Bệnh trầm cảm (Depression) là bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của một người. Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Hội chứng trầm cảm nghiêm trọng và kéo dài hơn stress, nó có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực như tự sát nếu không được điều trị kịp thời.

    Trầm cảm được chia thành 3 dạng, căn cứ theo mức độ bệnh lý là trầm cảm nhẹ, vừa và nặng.

    Bệnh trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra:

    - Một người sẽ dễ mắc chứng trầm cảm hơn những người bình thường nếu trong gia đình, thân nhân có người từng bị trầm cảm.

    - Stress: Không phải lúc nào stress cũng dẫn đến trầm cảm. Stress nặng gây chấn động đến tâm lý, khiến bản thân một người bị mất kiểm soát như mất người thân.. Sẽ dẫn đến hội chứng trầm cảm.

    Một số đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm:

    - Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ sau sinh.

    - Người gặp phải các sang chấn tâm lý như: Mắc bệnh hiểm nghèo, hôn nhân đổ vỡ, mất người thân, bị bạo hành..

    - Phụ nữ ở thời kì mãn kinh.

    - Người bị stress, căng thẳng kéo dài. Thường xảy ra với đối tượng là học sinh, sinh viên thường phải chịu nhiều áp lực từ sự kì vọng cua bố mẹ và thầy cô, hoặc những người đi làm phải chịu áp lực quá lớn trong công việc.

    - Người có lối sống khép kín, ít giao tiếp, thường xuyên tự ti về bản thân.

    - Người lạm dụng rượu bia, thức uống có cồn và các chất kích thích.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân trầm cảm:

    - Khí sắc suy giảm là dấu hiệu thường gặp và chiếm đến khoảng 90% trong những bệnh nhân trầm cảm. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, buồn bã, trống rỗng, vô vọng trong một khoảng thời gian dài. Cảm giác không đầy đủ và tự ghê tởm, hận thù chính bản thân mình luôn xuất hiện trong tâm trí người bệnh. Họ không còn cảm thấy được hạnh phúc nữa, và cảm thấy mình không bao giờ có thể có được hạnh phúc.

    - Mất hứng thú là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm. Người bệnh thường có dấu hiệu giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú với cuộc sống xung quanh hay các sở thích trước kia của bản thân. Họ luôn cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

    - Thiếu quyết đoán và giảm tập trung khiến công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng và gián đoán. Họ cảm thấy bản thân mình không thể suy nghĩ linh hoạt như trước đây. Đồng thời, họ cảm thấy rất khó khăn trong việc đưa ra quyết định, dù là những việc đơn giản nhất.

    - Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu trầm cảm đầu tiên và rất phổ biến đối với người bệnh. Đa phần người bệnh cảm thấy trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu. Bệnh nhên có thể sẽ ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày hoặc thức trắng cả ngày lẫn đêm.

    - Sự thay đổi cân nặng một cách đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu nhận biệt bệnh trầm cảm. Người mắc bệnh trầm cảm thường sụt cân nhanh chóng do mất cảm giác ngon miệng, suy nghĩ nhiều, thiếu ngủ.

    - Phần lớn bệnh nhân sẽ mắc chứng lo âu như hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh mà không rõ lý do. Ngoài ra, tần suất xuất hiện những cơn đau sinh lý như nhức đầu, đau mỏi, rối loạn tiêu hóa cũng xuất hiện. Tuy nhiên đây không phải dấu hiệu đặc trung đối với người bệnh.

    - 50% bệnh nhân trầm cảm có suy nghĩ tiêu cực và có ý định tự sát. Nguyên nhân là do họ cảm thấy chán nản, không còn tha thiết với cuộc sống, do ý tưởng tự buộc tội bản thân.. Bệnh nhân thường tự trách mình, đánh giá thấp bản thân và khuếch đại những lỗi lầm nhỏ của mình. Họ luôn thực hiện các hành vi làm tổn thương đến bản thân, họ luôn nghĩ rằng đó là cách khiến họ có thể tự tin để đối diện với mọi thứ.

    Nên làm gì để hạn chế trầm cảm:

    - Không nên tự cô lập bản thân, thay vào đó thường xuyên giao tiếp, hòa nhập với mọi người xung quanh.

    - Nên ăn uống đủ chất mỗi ngày, không nên bỏ bữa, tránh tình trạng suy nhược cơ thể, làm tang cảm giác mệt mỏi.

    - Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

    - Học cách thư giãn và kiểm soát tâm lý, hành động trong cuộc sống.

    - Rèn luyện giấc ngủ một cách khoa học.

    Nếu bạn đang cảm thấy mình có một trong những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng thực hiện thăm khám, chuẩn đón bệnh lý và thực hiện điều trị bệnh lý.

    Hi vọng bài biết này sẽ giúp ích cho bạn và những người xung quanh.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...