Review Phim Sóng Ở Đáy Sông - Lê Đức Tiến, Phim Thời Trẻ Của Xuân Bắc

Thảo luận trong 'Nhạc - Phim' bắt đầu bởi Anhquaann, 7 Tháng bảy 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Review phim Sóng ở đáy sông

    [​IMG]

    Sóng ở đáy sông là một bộ phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu. Phim phát sóng vào năm 2000 trên kênh của Đài Truyền thanh Hà Nội.

    Diễn viên: NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Duy Hậu, Mai Hòa, Anh Huy, Phạm Hồng Minh, NSƯT Kim Oanh

    Số tập: 10

    Kịch bản: Lê Lựu; Lê Ngọc Minh

    Thể loại: Tâm lý xã hội; Tình cảm; Gia đình

    *Nội dung phim:

    Sóng ở đáy sông là câu chuyện cuộc đời nhân vật Núi, từ khi còn là đứa trẻ đến lúc đã trở thành người đàn ông trung niên. Là con trai của một gia đình giàu có nhưng bị cha ghẻ lạnh và ghét bỏ chỉ vì người mẹ có xuất thân tôi tớ trong nhà, vì trót có bầu với chủ mà trở thành vợ lẽ. Núi, Sông, Biển và mẹ của họ chịu đựng cuộc sống bị hắt hủi, phải hầu hạ ông Đại và những đứa con của người vợ cả. Núi từ nhỏ thông minh sáng dạ, diện mạo tuấn tú. 17 tuổi mẹ mất, anh phải nói dối bỏ học đi làm kiếm tiền nuôi hai em nhỏ, người cha tức giận đuổi Núi ra khỏi nhà, cắt khẩu khiến anh thất học, cũng không thể đi xin việc. Từ đó mở ra chuỗi ngày Núi bơ vơ kiếm kế mưu sinh. Từ chàng trai thật thà chất phác, anh vào tù ra tội, thành tên giang hồ, con đường hoàn lương chưa bao giờ là thuận lợi, cảnh đời éo le khiến anh không thể thoát khỏi phạm pháp. Cuối cùng, nhờ tình thương của những người xung quanh, anh quyết định thay đổi để nuôi cô con gái nhỏ, sau án tù anh học nghề mộc để thay đổi cuộc đời

    *Cảm nhận riêng:

    Sóng ở đáy sông ra mắt năm 2000, đã hơn 20 năm trôi qua nhưng bộ phim vẫn vẹn nguyên sức hút và nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ khán giả. Thành công của phim đến từ cảm giác gần gũi, mộc mạc, rất ấp ám, rất đời thường, rất đậm chất Việt Nam. Nếu chưa thưởng thức tác phẩm này thì bạn nên tìm xem nó bởi bộ phim sẽ đem lại những trải nghiệm chân thật nhưng cũng đầy giá trị sẽ đọng lại trong bạn đến suốt những năm tháng sau này.

    Nội dung phim bám sát tiểu thuyết gốc, tình tiết phim thu hút, khiến khán giả tập trung lo lắng cho cuộc đời nhân vật chính, tò mò đoán định Núi khi đứng trước những ngã rẽ sẽ lựa chọn ra sao. Điều khiến Sóng ở đáy sông khác biệt với các tác phẩm truyền hình khác là chất đời thẫm đẫm trong phim, là yếu tố quan trọng để phim chạm tới và lay động lòng độc giả. Diễn biến phim không li kỳ, dồn dập mà diễn biến một cách rất tự nhiên, rất thuyết phục.

    Bối cảnh phim trải dài trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước, thời điểm sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, khi nhân dân hăng hái chiến đấu chống Mỹ đến chấm dứt chiến tranh, đến lúc hòa bình lặp lại. Bối cảnh lịch sử đã tác động sâu sắc đến đời sống, làm nên những thay đổi khó phai trong ký ức người dân. Thời kì bao cấp là cả một bầu trời kỷ niệm với thế hệ cha mẹ, ông bà chúng ta. Nhất là ở thời điểm hiện tại, sau hơn 20 năm bộ phim ra mắt, rất nhiều chi tiết, sự kiện, tính chất đời sống đã thay đổi, những dấu tích thời xa xưa ấy đã ít nhiều phai phôi, bởi vậy, hình ảnh phim mang tính hoài niệm, nếu như bây giờ mũ cối chỉ thường được sử dụng bởi những học sinh khi tham gia học quân sự thì ngày trước, chiếc mũ cối có lẽ là vật bất li thân mà người đàn ông nào cũng có. Còn cả văn hóa xóm làng, thứ được thể hiện rõ nhất khi một người đi xa về, cả làng đến quây quần thăm hỏi, khác hẳn với thực tại, cuộc sống ngày hàng hiện đại khiến con người cũng ngày một cách xa nhau, thay vì đi cả chặng đường để cùng nhau uống nước chè bàn chuyện, con người hiện đại chọn gặp mặt qua facebook, zalo, qua những cuộc họp trực tuyến mà những thế hệ trước chưa bao giờ biết đến. Hay hiện thực những lời bàn tán sau lũy tre làng chưa bao giờ ngớt, và cả việc cậu mợ nhất định phải giới thiệu Núi là cán bộ nhà nước chứ không phải con buôn. Bởi quan niệm chung thời ấy, nhất định phải có học, phải là viên chức nhà nước thì mới là vinh quang, chỉ khi nói Núi là cán bộ mới tránh được những lời chê bai, mới bảo vệ được sĩ diện gia đình

    Ngoài bối cảnh, hệ thống nhân vật trong phim cũng vô cùng đa dạng và phong phú, Núi từ một người học thức biến thành dân anh chị giang hồ, thế nên thể loại người mà anh giao thiệp cũng đến từ đủ kiểu trong xã hội. Phim tái hiện nhiều định kiến, nhưng lại chẳng hề mang cái nhìn thành kiến, trên đời có người nọ kẻ kia, không phải nhân cách đều tương xứng với cái mác bên ngoài. Mấy ai có cuộc đời như nhân vật chính, con của người cha cay nghiệt sẵn sàng tống con đẻ vào tù. Núi bảnh bao, thông minh, người quý anh cũng nhiều mà người đố kỵ anh cũng chẳng ít. Nhiều lần vì nhân tâm không vững vàng kiên định mà sa vào cái xấu. Núi đáng thương, nhưng cũng nhiều phần đáng trách. Ngoài ra, các cuộc hội thoại trong phim thật sự rất chân thực, ít nhiều thể hiện tính cách con người, những câu ca dao tục ngữ cũng được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ đời thường, khác hẳn cách nói kiệm lời ngày nay ta vẫn thường thấy. Lời tục tĩu cũng văng ra một cách thường tình như cân đường hộp sữa, dân giang hồ mà, nói chuyện lịch sự thì đâu còn cái chất giang hồ nữa. Diễn viên sắc sảo đến độ họ diễn mà như không diễn, thật không thể nào chân thật hơn. Có những nhân vật chỉ xuất hiện trong vài tập phim ngắn ngủi nhưng ấn tượng họ để lại trong độc giả cũng rất khó phai mờ.

    Chữ tình qua phim được truyền tải một cách vô cùng nhân đạo, từ những thức phim, người ta học được cách lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông cho cuộc đời người khác. Hoàn cảnh, tình người lạnh lẽo đẩy Núi vào con đường tội lỗi, nhưng cũng chính tình người nhưng ấm áp đã kéo Núi ra khỏi mớ hỗn độn cuộc đời. Đến đây, ta bất chợt nhớ đến tên Chí Phèo trong trang sách Nam Cao, nếu Chí Phèo đến chết vẫn khát khao lương thiện thì số phận Núi có phần may mắn hơn, bởi anh được mọi người quan tâm và thật tình thương cảm, hơn nữa cách sống của Núi cũng ít nhiều tình nghĩa.

    Kết phim là khi giai điệu về dòng sông Lấp được ngân lên, mạch nước chảy trong lòng sông Lấp là lý giải cho cái tên độc đáo và giàu ý nghĩa của phim, dù cho thời gian có tàn phá, dù cho thời thế có đổi thay thì tình người vẫn là dòng chảy ngàn năm bất biến
     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng bảy 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...