Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu xưa nay vốn khó dung hòa, chung sống "hòa bình" được với nhau. Không ít thì nhiều, chắc hẳn các bạn đã từng chứng kiến những cảnh mâu thuẫn nội bộ gia đình chỉ vì mẹ chồng và con dâu luôn gây xung đột. Thậm chí là có nhiều cặp vợ chồng đã phải chia tay nhau. Không những chỉ có ở đời thực mà trong rất nhiều bộ phim truyền hình cũng không thiếu những cảnh quan hệ mẹ chồng nàng dâu bất hòa. Tiêu biểu nhất phải kể tới bộ phim truyền hình mới đây nhất của đạo diễn Vũ Trường Khoa, bộ phim "Sống chung với mẹ chồng". Bộ phim được phóng tác từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Giả Hiểu - một nữ nhà văn Trung Quốc. Phim xoay quanh cuộc sống gia đình bà Phương song song với việc xung đột mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu giữa bà Phương và Minh Vân - con dâu bà. Tôi thấy ở phim một cuộc sống rất chân thực, những cảnh xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu cứ như tái hiện lại từ cuộc sống vậy. Có những lúc bà mẹ chồng quá đáng quá khiến người xem rất phẫn nộ, tôi cũng vậy. Phải nói rằng nếu lúc đó tôi mà xem phim bằng điện thoại thì chắc đã phải thay vài cái rồi. Bộ phim đã thành công gợi tâm trạng bức xúc cho khán giả về bà Phương, đồng thời cũng gợi sự đồng cảm đối với nữ chính Minh Vân. Không những vậy, bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" đã thực sự làm hài lòng khán giả với kết phim có hậu. Khi mối quan hệ "như nước với lửa" giữa bà Phương và Minh Vân đã được hóa giải khá dễ dàng. Vân cũng đã đồng ý lời tỏ tình của Sơn sau những lần khước từ. "Hài lòng" là hai từ tôi có được khi xem bộ phim này. Đây quả là một "Siêu phẩm truyền hình" mà tôi từng biết đến.
Bộ phim này mình cũng đã từng xem trên truyền hình. Đây là một bộ phim mình thấy khá hay. Khi xem thì sẽ thấy nhiều đoạn "bực mình" vì sự quá đáng của bà mẹ chồng hay sự nhu nhược của người chồng. Nhưng nó rất thật đó mọi người ạ! Có thể thời nay thì ít đi rồi, nhưng thời trước, thời các bà các mẹ chúng ta thì cảnh mẹ chồng như vậy rất là phổ biến đó. Mẹ mình khi xem phim này còn bảo: "Chưa thấm gì so với bà nội mày ngày trước!" :D Thực ra thì những thời trước người ta luôn như vậy, nên nó thành một sự nối dài lên đời sau, may mà giờ đỡ rồi.