Sơn hữu mộc hề nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 19 Tháng sáu 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Nếu là fan truyện, chắc hẳn bạn từng nghe đến những câu tỏ tình đỉnh cao của không ít nam chính hào hoa. Một trong những câu ấy chính là "sơn hữu mộc hề" - một câu nói có thể dùng được trong mọi trường hợp.



    [​IMG]

    Sơn hữu mộc hề nghĩa là gì?

    "Sơn hữu mộc hề" là một đoạn trích từ "Việt nhân ca" - Bài ca của người Việt cổ (Việt ở đây là chỉ nước Việt thời Xuân Thu - một thời kỳ của Trung Hoa cổ đại chứ không phải là nước ta đâu nhé). Nguyên văn bài thơ "Việt nhân ca" như sau:

    今夕何夕兮?

    搴舟中流,

    今日何日兮?

    得與王子同舟.

    蒙羞被好兮,

    不訾詬恥.

    心幾煩而不絕兮,

    得知王子.

    山有木兮木有枝,

    心悅君兮君不知.

    Dịch theo âm Hán Việt:

    Kim tịch hà tịch hề?

    Khiên chu trung lưu,

    Kim nhật hà nhật hề?

    Đắc dữ vương tử đồng chu.

    Mông tu bị hảo hề,

    Bất tý cấu sỉ.

    Tâm kỷ phiền nhi bất tuyệt hề,

    Đắc tri vương tử.

    Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi,

    Tâm duyệt quân hề quân bất tri.

    Dịch nghĩa

    Đêm nay là đêm nào?

    Đưa thuyền trôi giữa dòng.

    Hôm nay là hôm nào?

    Được cùng vương tử trên thuyền.

    Thật lấy làm xấu hổ,

    (Vương tử) không trách mắng thiếp (vì thân phận).

    Trong lòng thấy phiền muộn không dứt,

    Được biết vương tử.

    Núi có cây, cây có cành,

    Lòng mến thích chàng rồi, chàng không hay.

    Đến tận bây giời, danh tính của người viết nên bài này vẫn là một câu hỏi lớn. Có nhiều điển tích kể lại, trong đó rộng rãi và phổ biến nhất nói đây là một bài ca dao ca dao lưu truyền ở nước Sở thời Xuân Thu. Theo Thuyết uyển, thiên Thiện thuyết, em cùng mẹ của Sở vương là Ngạc quân tử (鄂君子) hay còn gọi là Tử Tích 子皙 (do được phong chức Lệnh quân vùng Ngạc Ấp nên được gọi là Ngạc Quân Tử Tích(鄂君子皙) về sau người ta gọi là Ngạc quân tử). Vào một ngày, ông cùng với tùy tùng du ngoạn hồ Phán Hồ (ngày nay là hồ Lượng Tử ở tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc) thuộc vùng trung lưu dòng Dương Tử để thăm thú lãnh địa của mình. Khi du thuyền trên sông, chiếc thuyền to của ông được người Việt chèo, trong đó có một cô gái người nước Việt chèo thuyền đã hát một bài ca biểu thị lòng mến mộ ông. Bài hát ấy được cô lái thuyền hát bằng tiếng Việt (là tiếng của nước Việt thời Xuân Thu). Ngạc quân tử nghe không hiểu tiếng Việt, nhưng lại đem lòng yên mến điệu nhạc, cùng lời ca dịu dàng du dương. Về sau, ông nhờ người dịch sang tiếng Sở, sau khi nghe xong, ông càng thêm yêu thích. Cuối cùng, Ngạc quân tử cởi áo gấm khoác cho cô gái.


    [​IMG]

    Đây được coi là bài thơ dịch đầu tiên, không chỉ là của bài này, trong văn học Trung Quốc. Bài thơ này có ảnh hưởng trực tiếp tới Sở từ.

    Câu "Sơn hữu mộc hề" chính là trích từ hai câu cuối của bài thơ này - 山有木兮木有枝, 心悅君兮君不知 (Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi, tâm duyệt quân hề quân bất tri). Theo nghĩa đen chính là: Trên núi có canh, cây có cành. Lòng này thích người, người chẳng hay. Cũng vì những câu sau cụm "sơn hữu mộc hề" là một lời tỏ tình, nên cụm này thường được dùng để giải bày nổi lòng tương tư.

    Có thể nói, "sơn hữu mộc hề" chính là một lời tỏ tình đầy e thẹn. Về sau, có nhiều dị bản phát triển hơn. Nếu ban đầu, cụm từ này thường chỉ dùng cho các nữ chính ngôn tình "e thẹn" tỏa bày tình cảm, thì về sau, hầu như cả nam và nữ đều có thể dùng.

    Hơn hết, đôi khi người ta không cần đọc đủ đầy cả hai câu thơ, chỉ bốn chữ "sơn hữu mộc hề" cũng đã đủ nói lên ý nghĩa.

    Có nhiều bảng xếp hạng, khi nhắc đến các câu tỏ tình/ giải bày tình cảm hay ám chỉ nổi tương tư, thì "sơn hữu mộc hề" luôn chiếm một vị thế cao, sánh ngang với nhiều câu tỏ ngây ngất khác.


    [​IMG]

    Mở rộng về Việt nhân ca.

    Như đã nói, nguồn gốc của Việt nhân a có khá nhiều dị bản. Điển hình là torng một bản lưu truyền khác, người ta không đề cập đến giới tính của người chèo thuyền. Nhưng rất có thể, đây là một người nam, bởi vì theo bản này, Thiết ủy ghi lại "Vị Vương gia (ý chỉ Ngạc quân tử) đi trên một con thuyền to do một người Việt cầm chèo. Được diện kiến Ngạc Vương Tử Tích, người chèo thuyền cảm thấy rất hãnh diện, đã vừa nhịp tay chèo vừa cất cao giọng hát trong cái đẹp của phong cảnh hữu tình đầy sắc xuân.

    Ngạc Quân Tử Tích nghe giai điệu thánh thót rất hay nhưng không hiểu Việt ngữ nên yêu cầu người thông ngôn (người nước Việt) dịch lại cho nghe. Nghe xong, Ngạc Quân Tử Tích lấy làm thích thú, cho triệu kiến người cầm chèo. Gặp mặt, Tử Tích không chút do dự" xắn ống tay áo, ôm chầm lấy người Việt chèo thuyền ", còn" lấy một chiếc áo gấm quấn quanh eo "nhằm bày tỏ lòng biết ơn người hát."

    Qua từng lời tả, có thể thấy đây là một người nam nhân chèo thuyền bình thường.

    Cũng từ đó, đã người bình phán ý câu "Sơn hữu mộc hề.." thuần chỉ là thể hiện niềm yêu thích của kẻ dưới dành cho người quân tử vọng trọng, chứ không phải câu chuyện giai nhân tỏ bài anh hùng, càng không có cảnh "người cởi áo gấm trao cho nàng".

    Bên cạnh đó, Lưu Hướng (刘向) (79-8 trCN) thời Tây Hán - chính là người viết nên Thiết Uyển đã đặt Việt nhân ca cùng với âu chuyện đại phu Trang Tân (莊莘) nước Sở tiếp chuyện Sở Tương Thành Quân (楚襄成君) vào thế kỷ III tr. CN. Tương Thành Quân vừa nhậm chức, một ngày nọ gặp Trang Tân trên bến sông, anh tài quý mến nên Trang Tân bước đến xin được bắt tay. Sở Tương Thành Quân ngạc nhiên, cho như thế là "phạm thượng". Trang Tân bèn kể câu chuyện về Ngạc Quân Tử Tích và người lái thuyền với bài hát Việt Nhân Ca này để nói rằng Tử Tích và người chèo thuyền thuộc hai đẳng cấp khác nhau đến thế mà vẫn có thể thân mật, huống chi bản thân Trang Tân đã là đại phu mà vẫn không thể bắt tay Tương Thành Quân. Xuất phát từ bối cảnh này, người Hán đời sau (phiếm danh) viết lại bài hát Việt Nhân Ca (đã chỉnh có thêm, bớt) nên cốt cách, tìm cảm và cái hồn chắc chắn không còn nguyên vẹn nữa.

    Thậm chí đến bây giờ, người ta cũng chẳng biết được Việt nhân ca hiện tại đã thay đổi thế nào so với trước kia. Càng không thể nói rõ hai câu "sơn hữu mộc hề" liệu rằng có phải dẵ trãi qua biến tấu hay không.

    Phổ khúc của Việt nhân ca và Sơn hữu mộc hề.

    Bài Việt Nhân Ca bản tiếng Hán này của Lưu Hướng được dùng làm ca khúc chính trong bộ phim Dạ Yến (The Banquet) của đạo diễn Phùng Tiểu Cương (Trung Quốc, sản xuất năm 2006) song bối cảnh trong phim hoàn có nhiều sửa đổi, hư cấu so với tích xưa. Ngoài ca từ bản tiếng Hán được giữ nguyên, các yếu tố khác như tiết tấu bài hát, giọng hát, cách phục trang của ca sĩ.. hoàn toàn xây dựng theo kiểu "Hán hóa".

    Không những Việt nhân ca phổ khúc, mà "sơn hữu mộc hề" cũng được phổ khúc dựa trên ý nghĩa chính. Ca khúc này kể về câu chuyện tình yêu của người cá. "Nguyện nơi đây có núi xanh, nguyện người có tình ý".



    Tóm lại.

    "Sơn hữu mộc hề" từng có nhiều biến tấu, biến thể và thay đổi rất nhiều. Tuy thế nhìn chung, chúng đều nói lên mối tương tư kính mến trong lòng. Không ít câu dịch thơ thay đổi vần điệu, làm người ta càng đau xót hơn khi đọc đến.
     
    chiqudoll, Thùy Minh, Admin2 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...