Sơn Hải Kinh là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Phỉ Ái Gia, 16 Tháng năm 2021.

  1. Phỉ Ái Gia Nhớ chữ đi...

    Bài viết:
    198

    Sơn hải kinh là sách gì?


    Sơn Hải Kinh là một cổ thư của Trung Quốc tổng hợp về địa lý, thần thoại và các sinh vật thần bí.

    Cổ thư xuất hiện phiên bản đầu tiên có lẽ là vào đầu thế kỉ thứ 4 TCN nhưng hình thức hiện tại không thể so với phiên bản trước thời nhà Hán. Phần lớn sách ghi lại những câu chuyện ngụ ngôn về địa lý, văn hóa và thần thoại Trung Hoa trước thời đại nhà Tần.

    [​IMG]

    Đó là cuốn kỳ thư chứa đựng sự minh triết thâm sâu của cổ nhân, có thể xem là kho báu của thần thoại, văn hóa của Trung Quốc thời thượng cổ.

    SơnHải Kinh là điển tịch văn hóa cổ đại vô cùng ưu tú, nhưng do bộ sách ghi chép những câu chuyện sự vật rất rộng và lạ, khác xa với các kinh điển Nho gia, nên luôn bị coi là sách quái dị hoang đường. Trên thực tế, Sơn Hải Kinh trước chuyên viết về địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn thời viễn cổ, hé mở về sinh linh và cội nguồn của con người, là tiền đề cho sự phát triển sau này.

    Sách được chia làm 18 phần, mô tả hơn 550 ngọn núi và 300 con sông, 40 phương quốc, hơn 100 nhân vật lịch sử và hơn 400 loại quái thú. Trong đó có đề cập tới nhiều phương diện như địa lý, thần thoại, tôn giáo, dân tộc, động vật, thực vật, khoáng sản, các khu vực xa xôi khác nhau, bao la vạn tượng..

    Tác giả và thời gian sáng tác của Sơn Hải Kinh vẫn chưa được xác định. Các nhà Hán học hiện đại đã đồng thuận rằng cuốn sách là tác phẩm được viết bởi nhiều người từ thời Chiến Quốc đến đầu triều đại nhà Hán.


    Thời kỳ hỗn độn và thần Hỗn Độn:

    [​IMG] Chân dung Bàn Cổ trong Tam Tài Đồ Hội.


    Thuyết thứ nhất: "Sơn Hải Kinh" có nhắc đến thần Hỗn Độn – vị thần sáng thế. Thần tự nhiên sinh ra ở Côn Luân, khi Trời Đất còn trộn lẫn nhau. Thần là cục thịt tròn, có 4 chân, có mắt những không mở ra được, không miệng, không tai, không nghe, không thấy, không ăn, không nói. Thần đại diện cho ý tưởng về sự hỗn độn: Người tốt đến gần, thần liền tức giận; người xấu đến gần, thần liền vui vẻ. Truyên thuyết kể lại rằng Hỗn Độn – vị Thiên đế Trung tâm, một ngày đẹp trời, mời hai Thiên đế phương Bắc và phương Nam đến ăn uống và tiếp đãi tử tế. Hai Thiên đế cảm kích, không biết lấy gì báo đáp, thấy Hỗn Độn không tai không mắt không miệng, bèn cố đục 7 cái lỗ trên người Hỗn Độn trong 7 ngày, để Hỗn Độn được như người thường. Sau 7 ngày, Hỗn Độn chết. Đó là một thuyết khởi thủy của các vị thần Trung Quốc.

    Thuyết thứ hai từ các nguồn tiên đạo và Đạo giáo: Tại núi có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chân hy hữu, là Thần mang hình hài như con người được gọi là Bàn Cổ.

    Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần.

    Sách kể: Bàn Cổ thần tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, tách trời và đất. Thần vác trời trên đầu, chân đạp đất, đứng thẳng dậy để tách trời lên cao, đất xuống thấp. Ngài chỉ trời là Cha, chỉ đất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên Tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị .

    Tương truyền, Bàn Cổ có ba người con là Phục Hy, Nữ Oa và Hoa Tư.

    Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Tiếp theo thì có Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng nối nhau cai trị thiên hạ.

    "Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và Mặt Trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng."


    Các loại dị thú:

    Trong Sơn Hải Kinh, điều khiến con người ta hứng thú nhất ó lẽ là các loại quái thú và những câu chuyện thần thoại. Sơn Hải Kinh gồm khoảng 31000 từ, trong đó nhắc tới hơn 400 loại quái thú.

    Có 103 loài dị thú được nhắc tới trong Bộ "Dị Thú Chí". Sau đây là 5 loài thú tiêu biểu.


    1. Cửu Dư – 犰狳

    [​IMG]

    Tựa như con thỏ mà mỏ chim, mắt cú mèo mà đuôi rắn, thấy người thì giả chết. Các nhà khí tượng cổ đại cho rằng Cửu Dư xuất hiện là dấu hiệu nông trại có châu chấu hại mùa. Cửu Dư có nguyên hình ở trong thực tại, còn được gọi là "Khải thử", bởi vì cơ thể và hình dạng của nó giống như là một con chuột lớn khoác áo giáp. Cái vỏ trên người Cửu Dư được tạo thành bởi rất nhiều mảnh xương nhỏ, trên mỗi mảnh xương mọc ra một lớp chất sừng, vô cùng cứng rắn. Cho nên, bộ vỏ này đã trở thành vũ khí phòng thân tốt nhất của nó.


    2. Thiên Cẩu – 天狗

    [​IMG]

    Ở trong truyền thuyết Trung Quốc, hiện tượng nguyệt thực được gọi là "Thiên Cẩu ăn mặt trăng", mọi người hoang mang lo sợ khua chiêng gõ trống bắn pháo để xua đuổi Thiên Cẩu. Loài động vật giống con cáo mà đầu trắng này rất có thể là một loài động vật có vú cổ đại nào đó, đã từng thật sự tồn tại qua.


    3. Nhân Mã – 人马

    [​IMG]

    "Nhân Mã" thật ra là một loài cá rất thần kỳ. "Nhân Mã" cũng được gọi là "Mã Nhân 马人", toàn thân được bao phủ bởi mảng lớn vảy, trông rất giống cá chép thế nhưng thân hình lớn hơn. Tuy rằng cơ thể là cá, nhưng khuôn mặt lại rất giống ngũ quan của con người.


    4. Nhân Xà – 人蛇

    [​IMG]

    Nhân Xà ăn thịt người, bình thường Nhân Xà gặp phải con người sẽ cười to trước, sau đó mới nhanh chóng ăn tươi nuốt sống sạch sẽ. Thế nhưng tốc độ đi của Nhân Xà vô cùng chậm chạp, nếu như con người gặp phải Nhân Xà cười với mình, lập tức quay đầu chạy, Nhân Xà cũng không đuổi kịp con người.

    Bản ghi chép về Nhân Xà có thể thấy trong 'Xà Phổ' mà Trần Nguyên Long triều Thanh viết: "Nhân Xà 人蛇, dài bảy thước, màu sắc như mực. Đầu rắn, đuôi rắn, thân rắn, đuôi dài khoảng một thước, mà tay người chân người, dài ba thước. Đi đứng như người, ra ngoài thì tập hợp theo bầy, thấy người thì cười cợt, cười chút thôi liền cắn. Nhưng đi rất chậm, nghe nó cười thì chạy ngay mới có thể thoát."


    5. Cửu Nhĩ Khuyển – 九耳犬

    [​IMG]

    Điển tích của Cửu Nhĩ Khuyển được trích từ 'Quảng Đông Tân Ngữ - Thần Ngữ · Lôi Thần' của Khuất Đại Quân 屈大均 triều Thanh: "Thời Trần, Trần Hồng 陈鉷 người Lôi Châu 雷州 không con, nghề nghiệp săn bắt, nhà có Cửu Nhĩ Khuyển, rất linh. Hễ sắp đi săn, tai chó dự đoán, một tai nhúc nhích thì săn được một con, nhiều thì nhúc nhích ba bốn tai, ít thì một hai tai. Một lần đi săn, mà chín tai đều nhúc nhích, Hồng mừng lớn, cho rằng nhất định sẽ được nhiều thú, một khu có bụi gai, Cửu Nhĩ Khuyển quay chung quanh không đi. Lạ thay, có một trứng lớn, đường kính một thước, mang trở về, giông tố mãnh liệt. Trứng nở, chính là một nam tử, tay có chữ, trái viết Lôi 雷, phải viết Châu 州."
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng năm 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...