Review Truyện Sơn Hà Bất Dạ Thiên - Mạc Thần Hoan

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Cố Hoài An, 25 Tháng năm 2022.

  1. Cố Hoài An

    Bài viết:
    16
    Sơn Hà Bất Dạ Thiên

    Tác giả: Mạc Thần Hoan

    Số chương: 167

    Thể loại: Xuyên không, cổ đại, khoa cử, quan trường, chủ thụ, HE

    CP: Vương Trăn x Đường Thận

    [​IMG]


    Văn án

    Vượt thời gian về thế giới cổ đại, thoạt tiên Đường Thận chỉ có ý định làm ăn nhỏ lẻ, vừa đủ nuôi gia đình, vừa đủ sống vui thú đến già.

    Thế nhưng cẩn tiểu thận vi1 chỉ giúp con người ta lo cho bản thân được yên ổn, không thể giúp con người ta làm chủ số phận, không thể cứu vớt muôn dân trăm họ.

    Nếu muốn xây nghiệp lớn, muốn lo cơm áo cho vô vàn người, thì nhất định phải làm quan. Phải làm quan lớn!

    Đường Thận: I have a dream..

    Vương Trăn: Hở?

    Đường Thận: Em có một giấc mơ, trong mơ có một tòa thành không bao giờ ngủ, tên là Sơn Hà Bất Dạ Thiên2.

    Tôi muốn dựng xây non sông bốn bể thanh bình, dẫu nghìn năm trôi qua, trời xanh vẫn còn lưu tiếng hát.

    [1] cẩn tiểu thận vi tức là cẩn thận trong từng việc nhỏ, không mạo hiểm.

    [2] Bất dạ thiên ám chỉ sự phồn hoa của thành thị, ngày đêm sáng đèn sôi động.



    Đọc xong Lang Gia Bảng mấy năm trước, mình luôn muốn tìm thể loại triều đấu, quan trường mưu trồng mưu, kế trong kế như vậy nữa. Nhưng mà đọc bao nhiêu truyện đều rất hay nhưng lại hay về thể loại khác, còn quan trường cảm giác vẫn thiếu một chút gì đó. Và, sau bao nhiêu năm mình tìm được Sơn Hà Bất Dạ Thiên. Cảm giác như một chấp niệm nào đó trong lòng được giải tỏa ấy. Truyện hay thật sự luôn.

    Câu chuyện xoay quanh cậu thiếu niên Đường Thận, cậu sinh viên tài giỏi ở hiện đại xuyên về thời cổ đại thành một thiếu niên con vị tú tài ở một thôn xóm nhỏ, vừa mất đi ba mẹ, bên người có một đứa em gái, hoàn cảnh túng thiếu.

    Đường Thận thông minh, tài giỏi, khéo đối nhân xử thế, cộng thêm bàn tay vàng đọc là nhớ lại mang chút khí chất đặc biệt của người hiện đại, xuyên không mà, cách nhìn nhận vẫn có chút khác biệt với người xưa. Bởi vậy, ngay từ khi bắt đầu đã định sẵn cậu không thể là một người tầm thường.

    Nhưng Đường Thận không nghĩ vậy, cậu không muốn làm quan, một lý do sâu thẳm mà cậu không nói ra, một người hiện đại như cậu bắt phải cúi đầu thề trung với vua đến chết là không thể, vốn không thích hợp làm quan.

    Vốn ban đầu chỉ muốn làm ăn kinh tế, thi cử được danh phận lấy chút địa vị, an an ổn ổn nuôi em gái. Sinh hoạt làm giàu giống bao nhiêu truyện điền văn khác. Nhưng sóng gió ập đến, ân sư Đường Thận qua đời, cậu thiếu niên như trưởng thành sau một đêm, nhận rõ thế cục hiện tại, cũng một lòng muốn giải nỗi oan khuất cho ân sư và bao vị nho gia khác.

    Vì vậy, Đường Thận từ bỏ ước nguyện ban đầu, lên đường vào kinh.

    Điểm mình thích ở Mạc Thần Hoan là khai thác rất sâu. Chưa bao giờ mình đọc một bộ truyện mà viết quá trình dự thi lại chi tiết đến vậy, đấu đá chốn quan trường viết cũng rất hay không hề vướng víu tí trạch đấu nào.

    Cậu chuyện này có phe phái, có người chết, có người sống nhưng lại chẳng có người tốt kẻ xấu. Hoàng Thượng: Giết huynh bức phụ khiến hàng trăm vị nho sĩ tự sát (trong đó có ân sư của Đường Thận) cũng là một vị Hoàng đế tạo phúc cho trăm dân. Dù ông ta thích tu luyện – tìm kiếm con đường trường sinh nhưng chưa bao giờ vắng triều – luôn cố gắng tiếp thu cái mới để tạo phúc cho dân.

    Mình thích cách tác giả để Đường Thận trưởng thành, ban đầu vốn chỉ nung nấu giải oan cho ân sư, nhưng càng ngày cậu càng nhận rõ được thế cục, cũng hiểu ra được nhiều điều. Cuối cùng cũng không có màn giải oan hoành tráng như trong Lang Gia Bảng, nhưng cái kết của nó lại sâu sắc, đáng suy ngẫm hơn nhiều.

    Về nhân vật mình thích nhất, đó không phải nam chính Đường Thận thông minh, khéo léo mang khí chất đặc biệt của người hiện đại. Cũng không phải là sư huynh Vương Trăn xuất thân thư hương thế gia, tài năng xuất chúng là sủng thần một tay che trời, vị sư huynh vừa che chở vừa dẫn dắt của Đường Thận. Người khiến mình ấn tượng lại là Hoàng Đế.

    "Khai Bình hoàng đế Triệu Phụ giết anh giết cha là bất trung bất hiếu; Khai Bình hoàng đế Triệu Phụ tàn sát trung lương là bất nhân bất nghĩa."

    "Nhưng Khai Bình hoàng đế Triệu Phụ có công bình định loạn Tây Bắc, thu hồi đất đai từng mất; ông ta xây đập, mở đường; ông ta lập ty Ngân dẫn, phổ biến Ngân khế trang.. Ông ta tin tưởng giao phó cho tôi – một kẻ quá đỗi tầm thường, chế tạo hàng loạt lung tương vì phúc của thiên hạ."

    "Ông ta để một phản thần nói thánh nói tướng trước mặt mình, nhưng đến giờ phút này vẫn chưa một lần muốn kẻ ấy phải chết!"

    "Có đấng minh quân bực này, Đại Tống may mắn biết chừng nào."

    "Đổi lại là tôi, cả đời này tôi không làm nổi một phần mười những gì ngài đã thực hiện. Những ba mươi bảy năm thiết triều chưa một lần ngơi nghỉ, Triệu Tuyền đâu bằng một phân của ngài!"

    "Bệ hạ, vì sao từ bấy đến giờ ngài vẫn không thể quên đi người khác? Ngài chính là ngài, là hoàng đế Khai Bình của nước Đại Tống."

    "Cũng chính ngài, là người đáng để tôi cam tâm tình nguyện cúi đầu xưng thần."

    "Thần không biết Triệu Tuyền, thần chỉ biết hoàng đế Khai Bình của Đại Tống ta mà thôi."

    Đây là nhưng lời mà Đường Thận nhận xét về vị Hoàng Đế này. Ban đầu ông hiện nên như một nhân vật phản diện giết huynh giết thần, trầm mê tu tiên, nghe lời gian nịnh, dung túng quyền thần. Bươn trải qua nhiều truyện cung đấu, đặc biệt là sau khi đọc Lang Gia Bảng, mình đã tin là vậy. Tin rằng đây là một vị Hoàng Đế đã già, tai điếc mắt mờ, ham luyến quyền vị, tham sống sợ chết. Nhưng không, càng đọc càng thấy rằng đây là một Đế Vương cực kì thâm sâu, thông minh và biết dùng người, ông còn có tư tưởng tiến bộ hơn nhiều người, có tham vọng phát triển đất nước, lo nghĩ cho muôn dân. Càng đọc cảm giác đối với vị Đế Vương này càng là vừa sợ vừa phục, giữa cục diện rối ren, trong cái thế mà người phục lòng không phục, ông đã trị vì một đất nước quá tốt. Vì vậy, dù có xuất hiện xấu xa đến thế nào, cuối cùng cũng không thể ghét nổi vị đế vương này.

    Thật sự là một câu chuyện rất hay từ giọng văn, nội dung, trau chuốt từng câu chữ. Truyện được dịch thuần Việt, rất mượt. Đọc ngay đoạn đầu có thể thấy ngay dịch giả bút lực rất tốt, dịch mượt thuần Việt mà không lố, vô cùng phù hợp. Nếu ai từng đọc qua Hồng Lâu Mộng (sách xuất bản) sẽ biết được cách dịch này chuyên nghiệp như thế nào. Tất nhiên đoạn sau của truyện tranh đấu nhiều hơn nên cách dịch đổi một chút không còn hơi hướng điền văn nữa nhưng vẫn rất hay.

    Các bạn hãy thử đọc và trải nghiệm nhé!

    * * *

    P/s: Mạc Thần Hoan là tác giả của bộ "UAAG Đội Điều Tra Tai Nạn Hàng Không" nên ai đọc bộ này rồi sẽ biết tác giả đầu tư về nội dung và kiến thức thế nào, giọng văn cũng siêu mượt luôn. Ngại gì mà không nhảy hố nào.
     
    Joens HB, Luciandia, chiqudoll1 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 30 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Luciandia

    Bài viết:
    3
    Hoàng đế Triệu Phụ đúng là một vị minh quân, trong hơn 30 năm ông ta cai trị đã tạo không biết bao nhiêu phúc cho muôn dân. Nhưng ông ta làm như vậy không phải vì ông ta yêu dân như con, mà là như Kỷ Tướng đã nói, ông ta làm vậy là vì tham vọng của bản thân mình, vì muốn lưu danh sử sách, đời đời nhớ tên, hoặc cũng có thể chỉ là vì tự nói cho bản thân mình rằng, ông ta không sai, thắng làm vua thua làm giặc, ông ta có thể làm tốt hơn Triệu Tuyền, ở mấy chương cuối khi Triệu Phụ triệu Đường Thận vào vẫn hỏi rằng ông ta có tốt hơn Triệu Tuyền không đó thôi. MTH đúng là rất khéo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật này. Ông ta giết anh giết cha chiếm ngôi, là bất nhân bất nghĩa bất hiếu, nhưng ông ta thực sự cai trị Đại Tống rất tốt. Dù mục đích thật sự của ông ta là cái gì, thì ông ta vẫn là một vị vua tốt.
     
    Cố Hoài An thích bài này.
  4. Luciandia

    Bài viết:
    3
    Nếu Đường Thận và Vương Trăn ra mắt vị trí center, là spotlight của truyện, thì Triệu Tuyền đúng là bạch nguyệt quang của truyện rồi. Mình vô cùng tò mò về nhân vậy này, dù y chỉ xuất hiện vài dòng ngắn ngủi trong lời kể của những nhân vật khác, nhưng càng thế thì mình càng tò mò về y hơn. Y là người như thế nào mà khiến Chung Nguy và Lương Tụng một lòng phò trợ như vậy? Y là người như thế nào mà khiến cả Kỷ tướng và thậm chí là cả Triệu Phụ cũng phải thốt lên câu "Trần đời có ai mà không thích Triệu Tuyền đâu?". Phải rồi, người đọc có ai mà không tò mò về Triệu Tuyền đâu?

    Truyện của MTH thật sự rất hay, tương lai của Đường Thận, Vương Trăn và rất nhiều nhân vật khác đều có kết thúc viên mãn, nhưng truyện cũng để lại nhiều tiếc nuối cho người đọc, mà điều tiếc nuối nhất đại khái là sự kiện xảy ra hơn ba mươi năm trước. Sự thật đằng sau nó là gì? Có bao nhiêu người đã chôn vùi trong sự kiện đó? Đó là điều mà mình cảm thấy trăn trở và nuối tiếc nhất. Đúng là, một câu chuyện chỉ hoàn mỹ khi nó còn dang dở.
     
    chiqudollCố Hoài An thích bài này.
  5. Cố Hoài An

    Bài viết:
    16
     
  6. Cố Hoài An

    Bài viết:
    16
    Nếu mà về sự kiện 30 năm trước thì lúc đọc xong truyện mình đoán được rồi. Diễn biến xảy ra giống với cách mà Khai Bình đế làm với các hoàng tử. Tiên đế cũng làm thế lừa Thái Tử còn về lý do thì có lẽ lúc đấy danh vọng Thái Tử quá lớn át cả vua cha. Nhưng mà tiên đế k tính đến việc Khai Bình đế bắn chết Triệu Tuyền tuyệt tình như thế nên k có cơ hội hối hận, đâm lao phải theo lao. Công nhận Triệu Tuyền đúng bạch nguyệt quang, có lẽ TT lên ngôi thì cũng phát triển vua tôi đồng lòng nhưng mà chưa chắc đã làm được như Khai Bình đế. (Nhân vật này cũng giống Thái tử trong Lang Gia Bảng, tài hoa nhân đức được lòng người mà bạc mệnh)

    P/s: Cuối cùng Kb đế cũng chọn trưởng tử giống như muốn làm lại sự kiện ấy nhưng người thắng là Triệu Tuyền ấy
     
    chiqudoll thích bài này.
  7. Luciandia

    Bài viết:
    3
    Mình cũng có suy luận về sự việc 30 năm trước rồi. Mình lại thiên về suy đoán người đứng sau tất cả mọi chuyện là Triệu Phụ hơn, vì ông ta là người được lợi nhiều nhất sau sự việc đó. Vì ở chương nào đó Triệu Phụ có nói Tiên đế thiên vị Triệu Tuyền, nên mình nghĩ Tiên đế thực sự muốn cho Triệu Tuyền lên làm hoàng đế, nên không có lý do nào tiên đế lại gài Triệu Tuyền như vậy được. Mà ở những chương cuối cũng đã nói qua, Đường Thận hỏi vì sao Triệu Phụ lại bắn chết Triệu Tuyền, mình nghĩ ý Đường Thận muốn hỏi là vì sao Triệu Phụ lại mưu phản. Thì ông ta trả lời là "Có ai mà không muốn làm hoàng đế?", mình nghĩ đó là câu trả lời gián tiếp cho câu hỏi của Đường Thận, vì muốn làm hoàng đế, nên mưu phản.

    Còn việc Kỷ tướng hỏi vì sao ông ta muốn việc năm đó tái diễn, chỉ đơn giản là muốn hỏi vì sao ông ta lại gài con trai mình như năm đó ông ta gài anh trai mình mà thôi.

    Triệu Phụ và ba đứa con trai của ông ta đâu có cùng một đẳng cấp?

    Đó là ý kiến có mình hì hì, tìm được người tâm sự cái thoải mái hơn hẳn. Cảm ơn bạn đã nghe mình lải nhải nha
     
    Cố Hoài An thích bài này.
  8. Cố Hoài An

    Bài viết:
    16
     
  9. Cố Hoài An

    Bài viết:
    16
    Thực ra thì đoạn cuối Triệu Phụ có hỏi xem Đường Thận có đoán được ra là ai k ý? Là ai mà có thể lừa được Chung tiên sinh tham gia vào cuộc cung biến, lừa được Thái Tử với bao người tài vây quanh. Mình nghĩ Triệu phụ lúc đó không đủ khả năng ấy đâu. Ông chỉ là một trong những hoàng tử bị lừa đến thử lòng bởi tiên đế trong khoảnh khắc nhận ra dụng ý bên trong nên nhảy lên tham vọng đế vương thôi.

    P/s: Cơ mà đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình thôi à. Tác giả cũng k nói rõ nên mỗi người một ý đều có cái lý. Tìm được người thảo luận cùng thích thật, có vẻ bạn với mình cùng gu truyện ý
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...