Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Hanthienlam321, 8 Tháng bảy 2021.

  1. Hanthienlam321

    Bài viết:
    62
    Đôi khi chúng ta vô tình không biết cơ thể chúng ta bị dị ứng với gì, và vì một nguyên nhân nào đó chúng ta bị dị ứng và nặng hơn gây ra tình trạng sốc phản vệ. Vậy sốc phản vệ là tình trạng gì?

    Sốc phản vệ là gì?

    - Sốc phản vệ là mức độ nặng nề nhất của một tình trạng dị ứng, khi đó hệ miễn dịch giải phóng một số chất hóa học trong quá trình phản vệ có thể khiến cơ thể chúng ta bị sốc và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

    [​IMG]

    - Sốc phản vệ được chia ra từ sốc phản vệ nhẹ đến sốc phản vệ nặng và nguy cơ tử vong tăng dần theo cấp độ nặng.

    Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ?

    - Sốc phản vệ có thể gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hệ hô hấp hay tim mạch và nguyên nhân gây ra tình trạng sốc phản vệ gồm:

    +Những người nhạy cảm có thể bị sốc phản vệ khi dùng hay tiêm thuốc kháng sinh có chứa nhóm penicillin, các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc gây tê.. được gọi chung là do sốc thuốc.

    [​IMG]

    +Chúng ta bị dị ứng dẫn đến sốc phản vệ khi chúng ta ăn các loại thực phẩm có chứa các chất chúng ta bị dị ứng. Một số người có thể bị dị ứng với hải sản, đậu phộng, rau.. nặng dẫn đến sốc phản vệ.

    [​IMG]

    +Do nọc của động vật, chúng ta có thể bị ong chích, vô tình bị bọ cạp đâm trúng thì những người bị phản ứng với một trong các chất có trong nọc của chúng có thể bị dị ứng rồi dẫn đến sốc phản vệ.

    [​IMG]

    +Và các nguyên nhân khác ít gặp như latex, dùng protein..

    - Trong đó sốc phản vệ do sốc thuốc là xảy ra thường xuyên nhất. Bạn có thể bị sốc khi vừa mới dùng thuốc đó, thức ăn đó. Nó tiếp xúc với chính bạn và trong một vài giây hay một vài phút sau dị ứng bạn bị sốc, nặng có thể dẫn đến tử vong.

    - Nên khi bạn cảm thấy cơ thể bỗng nhiên có dấu hiệu thay đổi đột ngột sau khi ăn phải, dùng phải đồ dị ứng. Thì hãy nên đến bác sĩ kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

    Triệu chứng bị sốc phản vệ?

    - Sốc phản vệ có thể xảy ra khi chúng ta bị dị ứng với thuốc, bị dị ứng với thức ăn, hay bị dị ứng khác. Và khi bị dị ứng chúng ta có các triệu chứng dễ gây ra sốc phản vệ như:

    +Triệu chứng về da, niêm gồm: Da bị đỏ đi kèm với ngứa, bị nổi mạng, bị phù mắt hay phù mặt.

    [​IMG]

    +Triệu chứng về hô hấp: Gây khó thở, bị thở rít do bị phù đường hô hấp dẫn đến thở khó khăn đến khi chúng ta không thở được.

    [​IMG]

    +Triệu chứng về tiêu hóa: Đau bụng âm ỉ, bị tiêu chảy hay nôn liên tục.

    [​IMG]

    +Triệu chứng về tim mạch: Gây tụt huyết áp, chóng mặt. Gây ra tình trạng thiếu máu lên não do huyết áp thấp.

    [​IMG]

    - Theo phác đồ xử trí về sốc phản vệ của Bộ y tế công bố, nếu ai bị 2/4 triệu chứng trên thì người đó được xem là sốc phản vệ.

    Cách xử trí khi bị sốc phản vệ?

    - Khi chúng ta gặp trường hợp bị sốc phản vệ, chúng ta có thể xử trí theo các bước như:

    B1: Gọi ngay cho cấp cứu 115 của bệnh viện gần nhất và báo ngay là có một ca nghi ngờ bị sốc phản vệ. Nếu chúng ta ở gần bệnh viện, các trạm y tế thì chúng ta đưa người bị sốc vào thẳng bệnh viện.

    B2: Sử dụng thuốc Adrenalin ống 0, 5-1 mg trực tiếp tiêm ngay vào mặt trước của đùi. Sau 5 phút nếu các triệu chứng không được cải thiện chúng ta sẽ lặp lại thêm một lần nữa. Tuy nhiên, đối với trẻ em trước khi tiêm Adrenalin chúng ta sẽ pha loãng thêm 10ml nước cất tiêm bắp 0, 1mg/kg/ lần.

    [​IMG]

    B3: Đặt người bị sốc phản vệ với tư thế phù hợp nếu:

    +Bị về hô hấp: Thì cho người bị sốc ngồi, để dễ thở hơn.

    +Bị về tim mạch: Nếu không có các dấu hiệu về hô hấp thì cho người bị sốc nằm và kê chân cao lên, làm như thế để máu dồn về não.

    [​IMG]

    B4: Theo dõi các chỉ số sinh tồn như: Ý thức, kiểu thở và xem mạch đập ổn định lại chưa và đợi xe cấp cứu tới.

    Một số lưu ý khi bị sốc phản vệ?

    - Nếu người bị nghi sốc phản vệ là người mang thai thì nên cho nằm nghiêng trái, làm như thế để tránh gây ra tình trạng lượng máu về tim bị giảm do thai to đè lên mạch máu.

    - Nếu bệnh nhân bị sốc phản vệ không còn ý thức và không còn thở thì dùng CPR*.

    *CPR (nghĩa là hồi sức tim phổi) là tổ hợp các thao tác được kết hợp từ ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo để đẩy máu giàu oxi lên não, có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm bị ngừng thở.

    Cách phòng ngừa nguy cơ gây ra sốc phản vệ?

    - Đối với thức ăn: Không ăn những thức ăn có chứa chất mình bị dị ứng hay không ăn những thức ăn mà cơ thể quá mẫn cảm với nó.

    - Đối với thuốc và kháng sinh: Bạn nên nói trao đổi thông tin với nhân viên y tế để được dùng thuốc không bị dị ứng, cũng như có cách điều trị tốt nhất.

    - Chúng ta nên tránh xa các loại côn trùng có nọc độc.

    - Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên.

    - Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe hơn.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...