Soạn Viếng lăng Bác chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi quynhquynh.12, 17 Tháng một 2022.

  1. quynhquynh.12

    Bài viết:
    30
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả:

    - Viễn Phương (1928- 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang

    - Viễn Phương tham gia trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông hoạt động ở Nam Bộ là một trong những cây bút có mặt sớm nhất cua lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước

    2. Tác phẩm:

    - Năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. Viễn Phương có dịp ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác Hồ. Bài thơ Viếng Lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và được in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978) - Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh

    3. Nội dung và nghệ thuật

    a. Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, cũng như của tất cả mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác

    b. Nghệ thuật:

    - Bài thơ có giọng điệu trang trọng tha tiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm. Ngôn ngữ bình dị mà hàm súc

    - Thể thơ 8 chữ biến thể

    4. Kết cấu bài thơ

    - Bài thơ được viết theo hành trình của một người con miền Nam ra thăm lăng Bác, gặp gỡ rồi chia tay

    II. Kiến thức trọng tâm

    1. Khổ 1


    "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng"

    - Mở đầu bài thơ tác giả viết "Con ở miền Nam ra thăm lăng bác" lời thơ như một lời thông báo nhưng lại gợi ra được tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam xa xôi sau bao Nam mong mỏi đợi chờ giờ mới được ra thăm viếng Bác, lời thông báo còn là lời ước nguyện của nhân dân đón Bác vào thăm miền Nam, ước nguyện đó chưa thành thì Bác đã đi xa.

    - Cách xưng hô của tác giả "Con - Bác" tạo được sự gần gũi, thân mật, gơi được tình cảm yêu thương trìu mến. Cách xưng hô này không còn khoảng cách giữa một vị lãnh tụ với một người dân mà còn là cách xưng hô tình cảm của người con đối với người cha

    - Không chỉ là một cuộc viếng thăm mà giống như một chuyến trở về của một người con đi xa nay được trở về bên cha, không phải là một cuộc viếng thăm trang nghiêm mà tất cả như gợi lên một không gian gia đình đầm ấm, ấm áp tình cha con

    - "Thăm" cách sử dụng từ ở đây thể hiện rõ sắc thái bình dị, gần gũi, đây không chỉ là tình cảm của tác giả mà còn diễn đạt đúng với phong cách của Hồ Chí Minh

    => Ngôn ngữ trong sáng, bình dị nhưng chứa đựng tình cảm chân thành tha thiết

    "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."

    - Bằng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, tác giả miêu tả hàng tre vất vả chịu nhiều nắng mưa nhưng vẫn hiên ngang đứng giữa trời xanh như những con người Việt Nam bất khuất, kiên cường.

    2. Khổ 2

    a. Hai câu đầu

    "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

    - Hình ảnh mặt trời ở câu thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, là nguồn sáng, nguồn sống lớn nhất của thế gian này

    - "Mặt trời trong lăng rất đỏ" chính là hình tượng của Bác Hồ, là ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường chỉ lối cho nhân dân, đấu tranh giành độc lập tự do. Ánh sáng mặt trời của Bác xua tan màn đêm nô lệ, đem đến ánh sáng tự do của sự no ấm cho nhân dân

    => Lấy hình ảnh kì vĩ nhất của vũ trụ luôn trường tồn vĩnh cửu để nói về Bác quả là sự sáng tạo tuyệt vời của nhà thơ

    b. Hai câu sau

    - Tác giả nhìn thấy dòng người vào lăng viếng Bác là một dòng nhớ thương chảy vô tận vào trong lăng.

    - Tác giả lại sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo khác: Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

    + Hình ảnh ẩn dụ tràng hoa: Đấy là tràng hoa được kết bởi tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, tài năng là những gì đẹp đẽ nhất của mỗi người dâng lên Bác.

    + Hình ảnh hoán dụ Bảy mươi chín mùa xuân đã ngợi ca bảy mươi chín năm trong cuộc đời của Bác tươi đẹp như những mùa xuân và góp phần đem lại những mùa xuân cho đất nước, cho dân tộc.

    - Trạng từ "ngày ngày" được lặp lại đến hai lần:

    + Vừa để chỉ sự vĩnh hằng, bất tử của Bác như ánh mặt trời,

    + Vừa để chỉ niềm thương nhớ khôn nguôi của toàn dân tộc và của cả nhân loại. Hai câu thơ có cấu trúc song hành diễn tả niềm kính trọng và nỗi tiếc thương của cả đất trời và lòng người.

    3. Khổ thử ba

    "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim."

    - Với cách nói giảm nói tránh "giấc ngủ bình yên" để tránh đi nỗi đau mất mát trong tâm niệm của nhà thơ của con người Việt

    - Ánh sáng trong lăng nơi Bác nằm dịu dàng, gợi cho nhà thơ một liên tưởng thú vị: "Vầng trăng sáng dịu hiền"

    + "Vầng trăng" là ánh sáng của tâm hồn Bác, dịu dàng, nhân hậu. Lí tưởng và tinh thần cách mạng của Bác rực rỡ như ánh mặt trời; tâm hồn và tình cảm của Bác dịu dàng như ánh sáng của vần trăng

    + "Vầng trăng" còn là biểu tượng cho tinh thần, tâm hồn chiến sĩ và là người bạn tri kỉ của Bác

    - Bác đã ra đi nhưng công lao, sự nghiệp, nhân cách của người vẫn luôn ở lại mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam, bất tử trong mọi thế hệ

    - Đặc biệt câu thơ "Mà sao nghe nhói ở trong tim" bộc lộ trực tiếp sự tiếc thương, đau xót trước sự mất mát lớn lao, Bác đã đi về cõi vĩnh hằng.

    À Thơ viết về Bác bao giờ cũng chân thực, giản dị như chính phong cách của Người, không gọt dũa trau chuốt nhưng vẫn trang ngiêm thành kính. Đó là đặc điểm riêng biệt của thơ ca viết về Bác Hồ mà Viễn Phương không là ngoại lệ

    4. Khổ cuối

    "Mai về miền nam, thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."

    - Nghĩ đến lúc phải trở lại miền Nam, phải chia tay với Bác, rời xa Bác, tác giả không kìm được nỗi xúc động của lòng mình đến mức muốn trào nước mắt

    - Nhà thơ gửi tấm lòng mình bên lăng Bác bằng cách hóa thân, muốn hòa nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác

    + Muốn làm con chim cất tiếng hót tạo nên âm thanh rộn rã, vui tười quanh lăng Bác

    + Muốn làm đóa hoa tỏa hương ngào ngạt dâng lên Bác cũng là để điểm tô cho cuộ đời thêm đẹp

    + Muốn làm cây tre như người vệ binh trung hiếu, sắt son gác bên Bác

    Sử dụng điệp từ muốn làm, tác giả thể hiện ước muốn gần gũi với Bác để làm đẹp thêm lăng Bác, để canh giấc ngủ cho người. Ước muốn đó thể hiện tình cảm thiêng liêng của người dân Nam Bộ, cũng là tình cảm của mỗi người Việt Nam đối với Bác Hồ.

    5. Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật

    - Bài thơ có một giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng thơ vừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi các yếu tố thể thơ và nhịp điệu:

    + Thể thơ tám chữ là cơ bản, cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi vần liền, có khi vần cách.

    + Nhịp của các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh với điệp từ muốn làm được lặp lại 3 lần thề hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến cuat tác giả.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...