VIẾNG LĂNG BÁC – VIỄN PHƯƠNG I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Viễn Phương (1928 – 2005) - Quê: An Giang (miền Nam) - Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước. - Phong cách thơ: Nhẹ nhàng, thiết tha, cảm xúc, lắng đọng. Sưu tầm 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: 1976, hòa bình được lặp lại, lăng Bác được khánh thành, tác giả cùng với những người con miền Nam ra thăm lăng Bác. - Xuất xứ: In trong tập Như mây mùa xuân (1978) - Thể thơ: 8 chữ - Bố cục :3 phần + Khổ 1, 2: Hình ảnh lăng Bác qua cảm xúc của nhà thơ. + Khổ 3: Cảm xúc của tác giả về Bác Hồ. + Còn lại: Tâm trạng khi rời lăng. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Hình ảnh lăng Bác qua cảm xúc của nhà thơ: - Con – Bác: Xưng hô gần gũi, thân mật; kính trọng, yêu thương. - Con ở miền Nam: Sự khao khát ra thăm Bác, thể hiện niềm thương tiếc đối với Bác. - Thăm: Nói giảm nói tránh -> Giảm bớt sự đau buồn. - Hàng tre: + Tả thực: Miêu ta cảnh vật xung quanh lăng. + Ẩn dụ: Cho dân tộc Việt Nam: Trung thực, đoàn kết, bất khuất, vươn lên không chịu cúi đầu. - Bão táp mưa sa – thẳng hàng: Trải qua nhiều cuộc chiến tranh đau thương, dân tộc ta vẫn vững vàng trước bão tố. - Ngày ngày: Thời gian dòng người đi bất tận. - Dòng người – kết tràng hoa dâng: Hình ảnh ẩn dụ -> Tấm lòng thành kính thương nhớ của nhân dân miền Nam. - 79 mùa xuân: + Tuổi thọ của Bác. + Sự cống hiến to lớn, vĩ đại, không ngừng nghỉ suốt cả đời. - Mặt trời trong lăng – đỏ: Hình tượng Bác ấm áp, to lớn, vĩnh hằng, duy nhất. - Bác đem lại sự tự do, sự ấm áp, xua tan đi bóng tối của màn đêm nô lệ. 2. Cảm xúc của tác giả về Bác Hồ: - Giấc ngủ bình yên: + Yên tĩnh. + Nói giảm nói tránh -> Đất nước hòa bình, Bác Hồ yên tâm ra đi. - Giữa một vầng trăng: + Màu sắc dịu nhẹ. + Tâm hồn Bác trong sáng, hiền hậu. + Những vần thơ viết về trăng của Người. - Trời xanh – mãi mãi: + Công lao to lớn của Bác sống mãi trong lòng mỗi người. + Bác hóa thân vào thiên nhiên để che chở cho dân tộc. =>Khẳng định sự trường tồn, vĩ đại, bất diệt của Bác. - Cảm xúc: nhói -> bộc lộ trực tiếp: Dù muốn khẳng định Bác còn mãi nhưng sự thậ Bác đã mất rồi nên tác giả đau lòng, xót thương. 3. Tâm trạng khi rời lăng: - Thương trào nước mắt: Nỗi nhớ thương không kìm nén được, nước mắt tuôn rơi. - Chỉ muốn hóa thân thànhcon chim hót , đóa hoa tỏa hương , cây tre trung hiếu -> hóa thân vào thiên nhiên cây cối cảnh vật để mãi ở bên Bác. - Lặp hình ảnh cây tre: Khẳng định lòng trung hiếu đối với Bác của con dân miền Nam; Muốn phát triển ý thơ, mạch cảm xúc của thơ. =>Tấm lòng thành kính thiên liêng của nhân dân miền Nam. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Thể hiện lòng thành kính và niềm vui xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu khi đến viếng lăng Bác. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ 8 chữ, giọng thơ trang nghiêm, sâu lắng. - Ngôn ngữ tha thiết, bình dị. - Hình ảnh thơ sáng tạo, vừa hiện thực vừa liên tưởng - Sử dụng thành công các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ.. Hẹn gặp lại. Tôn Nữ