[Soạn văn , tri thức mở rộng] Nắng mới - Lưu Trọng Lư - Chân Trời Sáng Tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Sướng, 5 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Sướng

    Bài viết:
    19
    Gợi ý mở rộng, nâng cao khi phân tích.

    Nắng Mới

    Lưu Trọng Lư

    Tặng hương hồn thầy me.

    Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

    Chập chờn sống lại những ngày không.

    Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười;

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

    Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.​

    Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ, ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó, ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống. Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới (1932-1945) Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam . Bài thơ được viết năm 1939 trong giai đoạn thơ mới phát triển bùng nổ và rồi áng thơ ra đời để khẳng định cái tôi cá nhân của tác giả, bày tỏ tình cảm của mình đến người mẹ thân thương.

    Sự nghiệp sáng tác của ông

    - Thơ

    + Tiếng thu (1939)

    + Tỏa sáng đôi bờ (1959)

    - Sân khấu

    + Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)

    + Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)

    - Văn xuôi

    + Những nét đan thanh (truyện ngắn, 1934)

    + Huyền Không động (truyện ngắn, 1935)

    Nội dung chính: Nắng mới, đây là nắng đầu mùa, mỗi năm chỉ có một lần báo hiệu đã hết những tháng ngày lạnh giá và cũng gợi nhắc về người mẹ thân yêu của tác giả

    Hướng dẫn đọc, trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa:

    Câu 1 :( trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) : Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

    Gợi ý Trả lời:

    - Nhân vật "tôi" đã thể hiện nỗi nhớ mẹ thông qua hình ảnh "nắng mới" trong bài thơ.

    - Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh sau:

    + Từ ngữ: "Nhớ", "chửa xóa mờ"

    + Hình ảnh: Phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.

    Câu 2 :( trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) : Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?

    Gợi ý Trả lời:

    - Từ ngữ trong bài thơ giản dị, đầy tình cảm, mang màu sắc làng quê miền Bắc gợi xúc cảm trong tác giả.

    - Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5.

    Dù nhịp thơ đa dạng nhưng phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình, du dương đưa con người ta về những miền kí ức tươi đẹp.

    - Cách gieo vần trong bài thơ: Vần chân góp phần tạo nhạc tính cho bài thơ.

    Câu 3 :( trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) : Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?

    Gợi ý Trả lời:

    - Trong tâm tưởng nhân vật "tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên gắn liền với những vẻ đẹp của "thuở thiếu thời" : Khi ấy người phơi áo đỏ ngoài giậu, "nét cười đen nhánh sau tay áo.", bóng hình "vào ra"..

    Câu 4 :( trang 16 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) : Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?

    Gợi ý Trả lời:

    - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ, tình thương yêu sâu sắc của chủ thể trữ tình đối với người mẹ quá cố của mình.

    - Cảm hứng đó thể hiện giá trị cao cả và thiêng liêng của tình mẫu tử, là truyền thống uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam.

    Hoàn cảnh mở rộng

    Trong những bước đi đầu tiên của buổi đầu thơ mới, với lối thơ "thi dĩ ngôn chí", người đọc đón nhận Lưu Trọng lư như "con nai vàng ngơ ngác" của thơ mới với những tình cảm chân thực hồn nhiên không ngần ngại phơi bày tâm hồn tình cảm trước người đọc gắn liền với tinh thần của cái tôi thơ mới -khuynh hướng lãng mạn đề cao cảm xúc, trí tưởng tượng như một cách chiếm lĩnh hiện thực mà ta đang sống. Thơ của Lưu Trọng lư bộc lộ một cái tôi trữ tình thông qua những cảm giác cụ thể đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, giao thoa giữa cổ điển và lãng mạng

    Cái cổ điển và lãng mạng từng được nhà thơ chấp bút trong "Tiếng Thu"​

    "Hình ảnh kẻ chinh phu

    Trong lòng người cô phụ '​

    Nội dung mở rộng

    Ngoài ra thứ làm lay động trái tim của độc giả là cái giản dị chân thành suất phát từ tâm trạng của một người con sớm mồ côi cha mẹ và sự nhạy cảm tinh tế của một hồn thơ đã làm nên" Nắng mới ", tạo nên những xúc động về tình mẹ con​

    Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

    Chập chờn sống lại những ngày không.​

    Khi mẹ ra đi thì nắng chẳng còn đẹp như ngày nào nữa," nắng mới hắt bên song ". Tất cả khung cảnh đều đượm buồn theo tâm trạng" Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ "là cái" xao xác" "não nùng" của không gian trưa, là "lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng" và rồi mọi hình ảnh về mẹ, mọi ký ức đẹp về mẹ như một chiếc radio cũ phát lại những tập phim lúc mờ, lúc rõ, làm dậy cả những ngày tuổi thơ có mẹ cạnh bên.​

    Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười;

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.​

    Thực ra nỗi nhớ ấy chẳng phải chỉ mới bắt đầu trong khổ thơ hai mà đã ngập tràn từ những câu thơ đầu tiên. Bằng cách bộc lộ cảm xúc chân thật nhất "tôi nhớ me tôi.." Có lẽ trước đây trước sự kìm hãm của thời đại, nhà thơ khó có thể mà bộc lộ cảm xúc của chính mình. Giờ đây là lúc mà Lưu Trọng lư có thể nói lên tiếng lòng riêng tư khó có dịp được bộc bạch trong nền thơ Hán học với những yêu cầu phi ngã, tránh bộc lộ cái tôi một cách trực tiếp. Từ khi có thơ, giây phút yếu lòng nhất của nhà thơ hiện lên trên những con chữ, là "me tôi" triều mến, thể hiện tình mẫu tử thấm đượm trang văn. Phải chăng đó là lý do mà không gian thơ mới luôn mang cái vẻ buồn rười rượi chẳng nguôi. Bên cạnh đó hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ được phác họa qua chi tiết: "nắng mới", "áo đỏ" và "nét cười" đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc. Có lẽ là hình ảnh ấy đã khái quát tính cách của tất cả những người phụ nữ Việt Nam hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.

    Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.​

    Liên hệ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu thương chịu khó chăm lo gia đình

    "Mẹ ta không có yếm đào

    Nón mê thay nón quai thao đội đầu

    Rối ren tay bí tay bầu

    Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

    Cái cò.. sung chát đào chua..

    Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

    Ta đi trọn kiếp con người

    Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru"

    ( "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" – Nguyễn Duy)​

    Vẫn là nắng đấy thôi nhưng khi không còn mẹ thì chẳng còn đẹp nữa, nắng buồn như phản chiếu lại hồi người con trống vắng, chênh vênh. Nhưng may sao hình ảnh về mẹ vẫn chưa một lần nhoè đi dẫu bao lần thấm đẫm nước mắt của nhà thơ, vẫn sống động những hạnh phúc ngày nào, vẫn như tồn tại ngay trước mắt, chẳng đổi thay

    Dẫu là những bước đi đầu tiên trên thi đàn văn học thơ mới nhưng tình cảm của Lưu Trọng Lưu dành cho mẹ mình vẫn mãnh trong sáng, mãnh liệt và sâu sắc đến thế, là tình mẫu tử thấm đượm trang văn. Đó là lí do vì sao Diếp Tiếp nói: "Thơ là tiếng lòng"
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng sáu 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...