Soạn văn: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, Ngữ Văn 7 Sách CTST Tri thức đọc hiểu 1. Tục ngữ là gì? - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của thiên nhiên. +Kinh nghiệm lao động sản xuất. +Kinh nghiệm về con người và xã hội. II. Suy ngẫm và phản hồi Câu 1: 1. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: Vì thời tiết nóng nực nên ngày nắng thì cảm thấy buổi trưa đến sớm, ngày mưa thì trời âm u nên tối sớm 2. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa Có nghĩa là: Nếu quanh mặt trăng chỉ có một quầng sáng thì trời còn nắng, nếu có vùng sáng mờ tỏa ra như cái tán là trời sắp mưa. 3. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão Có nghĩa là: Khi trời nối gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão. 4. Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng bân. Có nghĩa là :(rét đài: Rét khá đậm làm hoa rụng cánh chỉ còn trơ lại đài; rét lộc: Ẩm ướt, thuận lợi cho sự hồi sinh của cây cỏ sau những ngày đông tháng giá; rét nàng bân: Rét ngắn ngày, với câu chuyện nàng Bân may áo rét cho chồng. Kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân ta. 5. Nếu chuồn chuồn bay thấp tức trời sẽ mưa. Khi nó bay cao trời sẽ nắng và bay vừa trời sẽ râm. Điều này là phụ thuộc vào áp suất không khí. 6. Nội dung: Nhấn mạnh (Đêm tháng năm rất ngắn và ngày tháng mười cũng rất ngắn) Ý nói: Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn Câu 2: - Sáu câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. - Các câu tục ngữ trên đây có thể giúp cho con người trong cuộc sống về dự báo về tình hình thời tiết trong mỗi thời kỳ khác nhau, giúp giải thích các hiện tượng đang xảy ra một cách chi tiết, cụ thể nhất. Câu 3: Câu; số chữ; số dòng, số vế; vần 1; 8; 1-2; trưa - mưa 3 4; 13; 1-3; Đài - hai 5 6; 14; 2-2 ;Năm - nằm, Sáng - tháng