MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI I. Tìm hiểu chung: 1. Tác Giả: - Thanh Hải (1930 – 1980) - Tên thật là Phạm Bá Ngoãn. - Quê: Thừa Thiên Huế. - Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. - Đề tài: + Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh hùng của nhân dân miền nam. + Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. - Phong cách: Sâu lắng, trong sáng, giản dị. Sưu tầm 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: Tháng 11 năm 1980, chiến tranh biên giới phía Bắc, Huế đang vào mùa đông, nhà thơ đang bị bệnh nặng không lâu sau thì qua đời. - Thể thơ: 5 chữ. - Bố cục: + Phần 1 (khổ 1) : Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời. + Phần 2 (khổ 2, 3) : Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước, con người. + Phần 3 (khổ 4, 5) : Tâm nguyện của nhà thơ. + Phần 4 (khổ còn lại) : Lời ca ngợi quê hương đất nước. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời: - Hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, con chim chiền chiện - > Hình ảnh bình dị, giàu sức gợi -> Không gian cao rộng, tươi đẹp. - Màu sắc: Màu xanh, tím -> Gam màu tươi sáng, nhẹ nhàng, đằm thắm, đặc trưng của xứ huế. - Âm thanh: Tiếng chim hót vang trời . => Chỉ bằng vài nét phác họa, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế tươi mới rộn ràng. - Đảo ngữ: "mọc" : Tô đậm sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, phát triển của thiên nhiên. - Thán từ: "Ơi"; từ địa phương: "chi" -> Cuộc trò chuyện thủ thỉ, yêu thương của tác giả với thiên nhiên. - Giọt long lanh: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Từ thính giác -> xúc giác. - Hứng: Cử chỉ nâng niu, bình dị. => Thể hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước đất trời mùa xuân. 2. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước, con người: - Hình ảnh hoán dụ, tưởng tượng: +Người cầm súng: Chiến đấu bảo vệ tổ quốc + Người ra đồng: Xây dựng tổ quốc - >Họ là lực lượng chính của đất nước, tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng. - "Lộc" : Hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. - Điệp từ: Lộc, mùa xuân: : Họ là những người mang mùa xuân tới mọi miền. - Lộc của người cầm súng: + Nghĩa đen: Là nhành cây dùng để nguỵ trang. + Nghĩa bóng: Là hy vọng, ước mơ chiến đấu chiến thắng. - Lộc của người ra đồng: + Nghĩa đen: Lộc của cây mạ ->Cánh đồng lúa bát ngát. + Nghĩa bóng: Gieo mầm sự sống, ấm no cho đất nước. - Sức sống mùa xuân: Thể hiện nhịp điệu xôn xao, hối hả. - Nhân hóa: Đất nước vất vả -> Quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước vất vả và gian lao. - So sánh: Đất nước như vì sao ->Lấp lánh, đẹp đẽ, vĩnh hằng, trường tồn theo không gian và thời gian. - Nhân hóa: Đất nước "đi" -> Niềm tin và hy vọng vào sự phát triển của đất nước. => Thể hiện tấm lòng yêu cuộc sống tha thiết của tác giả. 3. Tâm nguyện của nhà thơ: - Điệp ngữ: Ta làm ->Nhấn mạnh khát vọng chủ động hóa thân mãnh liệt, khát vọng dâng hiến. - Điệp từ: Ta ->Ước nguyện không chỉ của nhà thơ mà còn của mọi người. - Hình ảnh ẩn dụ: +Con chim: Cất cao tiếng hát làm vui cho đời. + Cánh hoa: Tô vẽ cho cuộc đời thêm sắc thắm. + Nốt trầm: Góp vào bản hòa ca của cuộc đời. - >Kết cấu với khổ 1. => Hình ảnh đẹp làm nên diện mạo của mùa xuân nho nhỏ: Đẹp, nhỏ bé, khiêm tốn; thể hiện tâm miện chân thành tha thiết. - >Khát khao: Ước nguyện được dâng hiến cho cuộc đời những gì đẹp nhất. - Hình ảnh ẩn dụ: Mùa xuân. - Từ láy: nho nhỏ, lặng lẽ. - > Sự dâng hiến tự nguyện, âm thầm, không ồn ào, khoa trương. - Hình ảnh hoán dụ, đối lập: + Tuổi 20 (khi còn trẻ) >< khi tóc bạc (già) 4. Lời ca ngợi quê hương đất nước: - Liệt kê: + Câu nam ai + Câu nam bình - >Êm ái da diết dịu ngọt. - Điệp ngữ: nước non ngàn dặm. - > Tạo âm điệu vang xa, ngân nga, trải dài. => Lời ca ngợi sự hòa bình, thống nhất đất nước. - >Tinh thần lạc quan yêu đời của tác giả. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yếu mến và gắn bó với đất nước, với đời; thể hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến thật nhiều cho đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca. - Kết hợp hình ảnh giản dị của thiên nhiên với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát. - Cấu từ chặt chẽ. - Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, hệ thống từ láy, tính từ giàu sức gợi. - Giọng điệu biến đổi phù hợp với mạch cảm xúc của tác giả. Bài tiếp theo: HOT - Soạn Văn: Viếng Lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ Văn 9 Hẹn gặp lại. Tôn Nữ