LÀNG – KIM LÂN I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Kim Lân (1920 – 2007) - Quê ở Bắc Ninh. - Sở trường: Truyện ngắn. - Am hiểu sâu sắc về nông thôn và người nông dân. Sưu tầm 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Thể loại: Truyện ngắn. - Phương thức biểu đạt: Miêu tả - tự sự - biểu cảm. - Ngôi kể: Ngôi thứ 3. - Bố cục 3 phần: + Phần 1 (Từ đầu đến "không nhúc nhích") : Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư. + Phần 2 (Từ tiếp đến "đôi phần") : Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. + Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện trong truyện ngắn Làng: - Khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. - > Bộc lộ tình yêu làng, yêu nước sâu sắc. 2. Tình yêu của ông Hai: - Với làng: + Nhớ làng và tự hào về làng -->Tình yêu xuất phát từ người nông dân thuần phác. - Với kháng chiến: + Đi tản cư. + Đi nghe ngóng tin tức. - -> Quan tâm đến kháng chiến, giác ngộ tư tưởng. 3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. - Nghe tin từ người đàn bà tản cư: + Cổ ông lão nghẹn ắng. + Da mặt tê rân rân, tưởng như không thở được. + Giọng ông Hai lạc hẳn đi. + Ngạc nhiên không tin. + Cuối gầm mặt xuống mà đi. - > Xấu hổ, đau đớn. - Những ngày sau đó: + 3, 4 hôm không bước chân ra khỏi nhà. + Sợ người ta bàn tán về chuyện làng mình. + Sợ nhất vẫn là mụ chủ nhà. + Lo lắng tương lai cho những đứa con. - Đau khổ, tâm sự với con trai. + Tình yêu làng. + Yêu cách mạng. - >Làng thì yêu thật những làng theo Tây mất rồi thì phải thù. => Mâu thuẫn trong tình cảm của ông Hai. 4. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính. - Nghe tin từ người dân làng chợ Dầu. - Hành động: + Chia quà cho con. + Sang gian nhà bác Thứ khoe tin Tây đốt nhà: Ông chủ tịch lên cải chính. - Đốt nhà ông Hai, tổn hại về vật chất --> Không so sánh được với niềm vui về tinh thần: Chứng tỏ làng ông không theo giặc. => Xuất phát từ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Tình yêu Làng, yêu đất nước và tinh thần Cách mạng. - Sự chuyển biến tư tưởng của người nông dân. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lý, ngôn ngữ nhân vật. - Dùng nhiều hình thức thoại. - Xây dựng tình huống truyện. Bài tiếp theo: HOT - Soạn Văn: Lặng Lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ Văn 9 Hẹn gặp lại. Tôn Nữ