Soạn văn: Kiêu Binh Nổi Loạn, Ngữ văn 10 Cánh Diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hậu Minh, 5 Tháng ba 2023.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    Kiêu Binh Nổi Loạn (Ngô Gia Văn Phái)

    Ngữ văn 10 Cánh Diều



    I. Tri thức ngữ văn



    1. Khái niệm tiểu thuyết

    - Khái niệm: Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

    - Tiểu thuyết có nhiều loại, ở bài 5 tập trung vào tiểu thuyết chương hồi.

    2. Điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri

    - Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật.

    - Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên có vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật.. bị giới hạn. Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật truyện.

    Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể. Tuy nhiên, điểm nhìn này lại rất hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.

    - Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật.

    Trần thuật từ điểm nhìn toàn tri rất linh hoạt và được dùng rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri. Tuy nhiên, người đọc ít có được cảm giác kết nối trực tiếp, gần gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri.

    3. Tiểu thuyết chương hồi

    - Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII.

    - Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quá nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có câu thơ mang tính chất bình luận. Sau những câu thơ là những lời gắn kết hồi trước với hồi sau, kích thích sự quan tâm, chú ý của người đọc.

    - Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng, thú vị. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.


    II. Tìm hiểu chung

    [​IMG]

    1. Ngô Gia văn phái

    - Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

    - Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái, gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ.

    - Phong cách nghệ thuật:

    + Thiết tha, trong trẻo nhưng sâu lắng

    + Pha chút hài hước dí dỏm

    - Tác phẩm chính: Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất, Đại Nam Quốc túy, Hoàng Việt hưng long chí..

    2. Hoàng Lê Nhất thống chí

    - Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi, ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho Vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất cả nước.

    - Được sáng tác trong khoảng thời gian dài từ cuối Triều Lê sang đầu Triều Nguyễn (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX).

    - Toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi.

    + Bảy hồi đầu tiên là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết.

    + Mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết.

    + Còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá, lại có cả những sự việc thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến), còn các nhà nghiên cứu cho là có thể của một tác giả vô danh khác.

    3. Đoạn trích "Kiêu binh nổi loạn"

    a. Thể loại

    - Tiểu thuyết chương hồi

    b. Xuất xứ

    - Đoạn trích "Kiêu binh nổi loạn" là hồi thứ hai của tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí".

    c. Người kể chuyện

    - Ngôi thứ 3

    d. Tóm tắt

    - Đoạn trích "Kiêu binh nổi loạn" kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.

    e. Bố cục

    - Phần 1: Cuộc trò chuyện giữ Thế tử Trịnh Tông với hạ nhân và quan thần.

    - Phần 2: Kế sách của Bằng Vũ được mọi người đồng tình, ủng hộ.

    - Phần 3: Tình thế bất lực, thảm hại, bi đát và cái chết của Quận Huy.

    - Phần 4: Sự thắng thế của thế tử Trịnh Tông.


    III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

    Câu 1: Nêu những sự kiện chính được kể trong văn bản Kiêu Binh nổi loạn và cho biết mâu thuẫn ở đây là gì?

    Các sự kiện lần lượt là:

    - Trịnh Tông bất mãn vì bị phế truất ngôi Thái tử, nghe lời xúi giục của Dự Vũ, Gia Thọ, lái mũi nhọn chĩa vào Quận Huy và Trịnh Cán

    - Trịnh Tông khơi dậy lòng thù hằn và căm phẫn Quận Huy trong lính kiêu binh, thúc đẩy mục đích nổi loạn trả thù, rửa hận

    - Quận Huy và phe phái không đề phòng và thiếu mưu lược trước sự nổi dậy của Trịnh Tông và kiêu binh, cho rằng "thói đời hay phao nhảm"

    - Quận Huy và em ruột bị đám kiêu binh đánh đập và chết rất bi thảm, Trịnh Cán bị phế truất, quân lính phò thế tử Trịnh Tông lên làm chúa. Nhưng cơn giận vẫn chưa nguôi ngoai, kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần hết sức tàn bạo

    Mâu thuẫn ở đây là: Sự căm ghét Quận Huy như kẻ thù vì những chính sách tàn độc và mục đích của đám khiêu binh nổi loạn là trả thù, rửa hận.

    Câu 2: Những chi tiết miêu tả hành động của đám kiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?

    Những chi tiết miêu tả hành động của đám khiêu binh:

    - Khi đến lúc họp, đám khiêu binh đều hội họp, không ai là không hăng hái nhưng vẫn sợ Quận Huy.

    - Nghe thấy tiếng trống thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào phủ.

    - Khi cửa đóng không vào được thì chúng reo hò, quát tháo long trời lở đất.

    - Khi Quận Châu ra đàm phán nhưng bọn chúng không nghe mà còn thét lên ra oan: "Nếu cậu không mở cửa ra, thì chúng tôi sẽ trèo tường mà vào, thì xác cậu sẽ nát như cám!".

    - Vào phủ thấy thấy Quận Huy cưỡi voi và đe dọa thì bọn chúng vốn sợ lại càng run sợ hơn, chúng ngồi rụp xuống nghe lệnh, không dám lên tiếng, không dám xông tới. Nhưng về sau bọn chúng lại nhao nhao đứng dậy tấn công, càng đánh càng hăng kéo nhau tới bao quanh chân voi, dùng câu liêm kéo cổ Quận Huy xuống rồi đánh túi bụi và giết chết hắn ngay tại chỗ.

    - Em trai Quận Huy cũng bị khiêu binh quát đứng lại, dùng gạch đá đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân.

    - Anh em Quận Huy đều chết, bọn chúng vỗ tay, vui sướng hò reo như sấm. Nhưng nỗi uất hận vẫn chưa hả, bọn chúng cùng nhau kéo đến xin Chúa cho phá dinh cơ của Quận Huy.

    Nhận xét về những hành động của đám khiêu binh:

    Lúc đầu cả đám run sợ về khí thế Quận Huy nhưng càng về sau bọn chúng vùng lên chiến đầu, sẵn sàng hi sinh để đòi lại công bằng, để vượt qua áp bức bóc lột để trở thành người làm chủ tình thế.

    Có thể lúc đầu do thói quen của sự phục tùng, nghe lệnh nhưng chỉ trong giây lát sự căm phẫn nổi lên bọn chúng cùng nhau hợp lại để tấn công đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

    Những hành động của đám khiêu binh còn cho ta thấy được sự suy tàn, thối nát của chế độ cầm quyền, sự sụp đổ của một vương triều bất lực ngồi nhìn đám lính tự phát nổi lên làm chủ.

    Câu 3: Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận huy?

    - Quận Huy đã lường trước được cái chết của mình "Ngày mai có biến, tôi sẽ chết. Nhưng tôi chết cũng phải có dăm ba mạng đi theo"

    => Mặc dù được răn nên bế tân chúa đi trốn nhưng Quận Huy vẫn thong thả, khẳng khái, cho rằng việc mình làm là đúng, không việc gì phải hốt hoảng.

    - Quận Huy nghe lời các quan bắt, trói Bằng Vũ.

    - Khí thế của quân kiểu binh: Hò reo, hăng hái, quát tháo, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ.

    - Hành động và thái độ của Quận Châu:

    + Hành động: Dụ quân lính: "Làm lính phải biết lễ phép.. ta sẽ trình bày giúp" và mở cửa cho quân lính xông vào.

    + Thái độ: Run sợ, sơ hãi trước lời đe dọa của quân lính.

    - Tình thế của Quận Huy:

    + Dương cung định bắn nhưng chẳng may cung đứt dây.

    + Vớ súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy

    + Quân lính thừa dịp vùng lên, dùng móc câu liêm móc cổ Quận Thuy kéo xuống, đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.

    + Em ruột Quận Huy cũng bị đập cho vỡ đầu rồi vứt xác xuống hồ Thủy Quân: "Em ruột Quận Huy là Lý Vũ hầu Hoàng Lương nghe tin có biến vội vàng chạy bổ vào phủ đường. Nhưng mới đến cửa chùa Báo Thiên thì bị quân lính quát đứng lại, rồi họ vớ luôn gạch đá trên đường đập cho vỡ đầu và vứt xác xuống hồ Thủy Quân".

    => Tình thế bất lực, bi đát, thảm hại.

    Câu 4: Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

    Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa:

    - Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, mọi người xúm lại đông như họp chợ.

    - Quân lính đặt chiếc sập ngự ở ngoài phủ đường, các quan đều dìu thế thử lên ngôi chúa; cuộc lễ mừng xong, các quan đem đạo sắc của nhà vua và tờ chỉ của thánh mẫu dụ ba quân về việc phò lập chúa, tới dán ở cửa các, những tờ ấy tạm thời thảo ra, nhưng đều được gọi là mệnh lệnh định sẵn.

    => Nghệ thuật miêu tả của tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật Trịnh Tông rõ nét. Đây đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên, đến những giấy tờ không có giá trị nhưng vẫn được coi là mệnh lệnh định sẵn.

    Câu 6: Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: "Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt." (Lê Quý Đôn). Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn em suy nghĩ gì về ý kiến này?

    Sau khi đọc Kiêu binh nổi loạn em thấy đồng tình với ý kiến của Lê Quý Đôn bởi một triều đại phong kiến lâu đời, hiển hách đã rơi vào tình trạng suy sụp một cách thảm hại. Bố chết nằm đấy, anh em đã xung đột, tranh nhau ngai vàng. Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận, tất cả chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên. Cho nên khi đã làm chúa rồi, vẫn không sao làm chủ được đám âm binh làm loạn: Phá nhà, giết người, cướp của..


     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...