TƯƠNG TƯ- NGUYỄN BÍNH I. Tác giả: 1. Cuộc đời - Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính (còn có tên là Nguyễn Bính Thuyết). Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho nghèo. – 13 tuổi đã biết làm thơ. Năm 1937 nhận được giải thưởng thơ của Tự lực văn đoàn với tập Tâm hồn tôi. - Ông viết rất nhiều và sống chủ yếu bằng tiền in thơ. Ông là một tác giả hàng đầu của phong trào thơ mới, có công chúng đông đảo và rộng rãi. - Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II (2000). 2. Sự nghiệp - Nguyễn Bính sáng tác rất nhiều thơ. Cuộc đời ông luôn gắn với nàng thơ và để lại nhiều tập thơ nổi tiếng, bao gồm: - Tâm hồn tôi (1937) - Lỡ bước sang ngang (1940). - Hương cố nhân (1941) – Mười hai bến nước (1942). 3. Phong cách – Được mệnh danh là thi sĩ của đồng quê hoặc là nhà thơ chân quê, thơ ông mang đậm phong vị dân gian. Ông là bậc thầy của thể thơ lục bát. - Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại nhưng khác với những thi sĩ Tây học đương thời, thơ ông lại hướng đến những vấn đề mang đậm hồn cốt dân tộc bằng những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước và tình người sâu đậm, thiết tha. II. Tác phẩm "Tương tư" 1. Xuất xứ Bài thơ Tương tư được in ở tập Lỡ bước sang ngang 2. Ý nghĩa nhan để Tương tư: - Nội dung bài thơ viết về nỗi nhớ mong của tình yêu đôi trai gái. – Cảm xúc được nhân vật trữ tình bày tỏ trong bài là nỗi tương tư, nỗi nhớ nỗi khao khát tình yêu với các sắc thái đa dạng và phức tạp của nó. 3. Nhân vật tôi – Tôi tương tư nàng vì tôi yêu nàng say đắm và hy vọng có được tình yêu của nàng. – Tôi ở đây là nhân vật trữ tình của bài thơ, là một chàng trai chân chất quê thôn Đoài. - Tôi là nhân vật trữ tình nhập vai, không trùng với tác giả nhưng không hoàn toàn đối lập, cách biệt, xa lạ với tác giả. – Giọng điệu nhân vật tôi thường xuyên sử dụng trong bài thơ là giọng từ tình, thiết tha, xen lẫn kể lể, trách móc. 4. Liệt kê những cung bậc của nỗi tương tư mà chàng trai thôn Đoài đã trải qua. - Nhớ. - Tự phân tích nỗi nhớ. – Trách móc, ngờ vực, bản khoăn. – Ngậm ngùi thương mình, mong được chia sẻ - Đợi chờ thắt thỏm và khao khát gặp gỡ, sum vầy. 5. Hình ảnh chàng trai trong Trong tư – Chàng trai yêu tha thiết, yêu đến mức tương tư người con gái mình yêu nhưng vẫn chưa được nàng đáp lời. – Chàng trai bày tỏ tình cảm của mình: Chín nhớ mười mong, bệnh yêu nàng, ngày qua ngày, tương tư thức đã mấy đêm.. – Chàng trai trách móc: Không gian liền kề (hai thôn trong một làng) không có gì cách trở (không có sông), thậm chí chỉ "cách một đầu đình".. nhưng tình vẫn xa xôi. – Chàng trai là người am hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt là vận dụng rất linh hoạt ca dao: Chọn thể thơ lục bát, chọn các hình ảnh đã quen thuộc trong ca dao về đề tài tình yêu, đình làng, bến đò, sử dụng các thành ngữ dân gian: Chính nhớ mười mong, lá xanh nhuộm, cách trở đò giang.. - Hình ảnh giàn trầu, hàng cau gợi vẻ bình dị của tình yêu, của làng quê và khao khát của chàng trai là được yêu, được hạnh phúc thẩm đó muôn đời như sự hòa hợp của trầu cau. 6. Phân tích hai câu thơ: Nắng mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. - Nhà thơ muốn ví căn bệnh tương tư của mình cứ dai dẳng và vững bền như chuyện nắng mưa không bao giờ chấm dứt của trời. - Chứng tỏ tình yêu của mình là tha thiết và chân thành. 7. Cách sử dụng ngôn từ đầy sáng tạo – Bài thơ có bốn câu hỏi + Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này + Bao giờ bến mới gặp đò? + Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? + Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào? Những câu hỏi này đặt ra không phải để hỏi, không cần câu trả lời trực tiếp. Diễn tả tâm trạng trách móc, đợi chờ, khao khát có được tình yêu. – Bến, đò, chim khuê các, bướm giang hồ được dùng như những hình ảnh ước lệ trong thơ cổ, như những ẩn dụ cho khao khát hòa hợp của người mắc bệnh tương tư. - Ngày qua ngày lại qua ngày / Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng cho thấy sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả: - Ngày, qua được lặp lại đẩy biến hóa đã diễn tả rất đạt một thực tế không hề thay đổi: Hết qua rồi lại qua, tất cả vẫn không có gì khác ngoài cái ngày nhàm chán ấy. - Từ lại cũng góp phần biểu đạt sâu sắc thêm cảm giác trống vắng, trơ trọi ở nhân vật trữ tình. - Âm điệu của từ nhuộm cũng như hiện tượng đảo vị trí từ và ghi nhận dấu ấn rõ rệt của thời gian in trên cây lá, vừa khắc họa độc đáo tâm trạng nặng nề của kẻ tương tư không làm sao tránh được sự nhắc nhở liên hồi của thời gian. - Hệ thống hình ảnh cặp đôi trong bài thơ thôn Đoài - thôn Đông, bến - đò, hoa khuê các – bướm giang hồ, cau – trầu, mang màu sắc dân gian. + Hình ảnh trầu – cau, gắn liền với mục đích kết duyên, cưới hỏi. + Đây là hình ảnh cặp được nhắc sau cùng, thể hiện đúng mạch vận động của tình cảm tương tư và quy luật phát triển của tình yêu: Tình yêu gắn với hôn nhân. 8. Dấu ấn của nền văn hóa truyền thống - Nhân vật trữ tình tự nhìn thấy mình như một bộ phận của thiên nhiên vũ trụ và hiểu rõ mối tương quan hòa hợp giữa các đối tượng, sự vật. - Tuy có bản khoăn, nghi ngờ, chàng trai vẫn luôn nuôi hy vọng vẫn khắc khoải một niềm tin – cái niềm tin luôn tiềm ẩn trong những con người bình dị sau luỹ tre làng - Nhà thơ biểu hiện tình cảm tương tư một cách tế nhị, kín đáo, phù hợp với văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt xưa. 9. Tương tư là một bài thơ mới đích thực – Dù được viết bằng giọng "quê mùa", nhưng thế giới nội tâm con người, đặc biệt là cảm xúc yêu đương được mổ xẻ tường tận và miêu tả một cách tinh tế. - Bên cạnh các câu, các hình ảnh có cách diễn đạt tóc lệ, kín đáo là một số cầu, hình ảnh dám gọi đích danh sự vật, tạo môi trường cho cái tôi cá nhân hiện rõ.