Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính - Phạm Tiến Duật I. Tìm Hiểu Chung 1. Tác giả: - Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) - Quê: Phú Thọ. - Đề tài: Viết về người lính và cô thanh niên xung phong. - Giọng thơ: Sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, sâu sắc. Ảnh sưu tầm 2. Tác phẩm: A) Xuất xứ: In trong tập Vầng Trăng Quầng Lửa (1969) B) Hoàn cảnh: 1969, chiến tranh Mỹ ác liệt nhất, tác giả là người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. C) Thể thơ: Tự do. D) Nhan đề: - Xe không kính: Sự khốc liệt của chiến tranh -> Thể hiện sự am hiểu và gắn bó của tác giả -> Chất hiện thực. - Thừa chữ bài thơ: Là chất thơ, sự lãng mạn lạc quan của người lính. II. Phân Tích: 1. Hình ảnh chiếc xe không kính: - Không có kính -> Thái đọ thản nhiên, bình tĩnh. - Không có đèn. - Không có mui xe. - Thùng xe có xước. - > Nguyên nhân: Do bom giật, bom rung. - > Tả thực, sự khốc liệt của chiến tranh. => Sự dũng cảm của người lính lái xe. 2. Hình ảnh người lính lái xe: - Ung dung.. ta ngồi. - Nhìn trời, nhìn đất, nhìn thẳng. - Nhìn thấy gió - Nhìn sao trời - Nhìn thấy cánh chim - >Cảm nhận trực tiếp thiên nhiên. - > Nhịp thơ 2/2/2 cân bằng. - Lặp từ nhìn: Quan sát, tập trung cao độ. - Không có kính.. có bụi.. phun tóc trắng như người già. - Không có kính.. có mưa.. ướt áo. - > Lặp cấu trúc câu: Không có - ừ thì. - > Thái độ bất chấp khó khăn, ngang tàng của người lính lái xe. - Tinh thần đoàn kết: + Bắt tay qua cửa kính vỡ - > Đoàn kết -> Chiến tranh khốc liệt + Chung bát đũa. - > Là gia đình - > Liên hệ với câu tay nắm tay – Đồng chí. - Đoạn cuối: Lặp từ không có -> Sự thiếu thốn, khó khăn nhân lên gấp bội. - Chân lý: Có một trái tim -> tình yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. III. Tổng Kết Ghi nhớ sgk trang 133 HOT - Soạn Văn: Đoàn Thuyền Đánh Cá - Huy Cận, Ngữ Văn 9 Hẹn gặp lại! Tôn Nữ