Soạn văn bài Chiều tối của Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 24 Tháng mười một 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    1. Hoàn cảnh sáng tác

    - Tháng 8 – 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới.

    - Người bị chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ tại Quảng Tây. Suốt 13 tháng tù đày nhưng người vẫn giữ vững tinh thần cách mạng, đặc biệt người đã sáng tác tập Nhật kí trong tù bao gồm 134 bài thơ.

    - Bài thơ Chiều tối được viết trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, vào thời gian đầu của chuỗi 13 tháng trời gian khổ.

    – Thi đề chuyển lao trong tập thơ Nhật kí trong tù nói lên những phẩm chất cao đẹp ở người tù Hồ Chí Minh: + Người thích được tiếp xúc với ngoại giới, với thiên nhiên.

    + Người bình thản coi việc chuyển lao vất vả là bình thường.

    + Người thả hồn theo nhịp sống bình yên của tự nhiên và con người.

    2. Những trạng thái cảm xúc của người tù qua bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối:

    - Thích thú vì được đi trong buổi chiều yên tĩnh.

    - Vui sướng ngắm nhìn các hình ảnh của thiên nhiên.

    – Thư thái về tinh thần và giao hòa với thiên nhiên.

    3. Cánh chim và chòm mây

    - Trong bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối đấy là những hình ảnh xuất hiện ở tầm nhìn hướng lên cao, nhìn về xa của người tù.

    - Cái nhìn đó cho ta thấy sự ung dung tự tại, tinh thần lạc quan, bất khuất vươn lên hoàn cảnh của người tù. Kẻ thù có thể giam giữ được thân xác người chứ không thể giam giữ được tâm hồn người.

    - Lời đề từ của tập thơ đã cho ta thấy phẩm chất này: Thân thể ở trong lao tinh thần ở ngoài lao.

    4. Ý nghĩa của Cánh chim bay về tổ trong câu thơ đầu

    - Là dấu hiệu cho buổi chiều tà, cho sự nghỉ ngơi.

    - Cánh chim về tổ gợi lên sự sum vầy, đoàn tụ ; có phần ẩn dụ cho nỗi nhớ quê hương, đất nước của người tù.

    - Cánh chim ấy báo hiệu rằng đã đến lúc mọi người cần được nghỉ ngơi, nhưng người chiến sĩ cách mạng bị cầm tù phi lí vẫn phải cất bước trên đường xa.

    5. Hình ảnh con người trong bức tranh chiều tối

    - Đây là một thiếu nữ

    - Đang miệt mài lao động xây ngô vào lúc chiều tối.

    - Gần với hình ảnh lao động của cô gái là bếp lửa hồng. Chữ "hồng" được xem là nhãn tự của bài thơ.

    - Không gian, thời gian thơ chuyển dần vào đêm tối, có lẽ kèm theo cái lạnh của miễn núi. Chữ hồng xuất hiện vừa mang lại màu sắc vừa mang lại hơi ấm,

    - Được đặt ở cuối bài thơ, chữ hồng là điểm nhấn, đồng thời là điểm kết cho toàn bộ khung cảnh nghệ thuật của bài thơ. Con chữ ấy tỏa ánh sáng hơi ấm và niềm vui lên toàn bài thơ, khiến bức tranh lao động thêm ấm cúng gần gũi.

    - Những chữ "mai", "bao túc" ở cuối câu ba được lấy âm vắt dòng ở đầu câu bốn nhằm diễn tả

    + Công việc lao động miệt mài động tác xây ngô đều đều không dứt của cô gái.

    + Diễn tả sự tĩnh lặng, thanh bình của cuộc sống miền sơn cước trong sự chảy trôi đều đều của thời gian.

    6. Đặc trưng bút pháp nghệ thuật

    - Bài thơ cho thấy tính chất cô đọng, hàm súc.

    – Điều đó có được là do nghệ thuật gợi tả, chấm phá.

    - Bức tranh hài hòa, đầm ấm giữa cảnh vật và con người của Chiều tối được hiện lên chân thực, sống động 7. Chất thép và tình của bài thơ

    - Nội dung bài thơ vừa thể hiện, khẳng định chất thép trong tâm hồn người chiến sĩ, vừa khẳng định vẻ đẹp tâm hồn thấm đẫm tình người của một tâm hồn nghệ sĩ.

    - Mặc dù vô cùng gian khổ trên đường tù đày, nhưng qua bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối, chúng ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, giao hòa với thiên nhiên và sự thư thái về tinh thần của chủ thể trữ tình.

    - Trong khung cảnh đó, con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bức tranh chiều tối, làm bức tranh chiều tối ở miền sơn cước sáng bừng lên, ấm áp hơn. Điều đó cho thấy lòng yêu con người, yêu cuộc sống đến quên mình của nhà thờ

    - Hướng vận động của tứ thơ, của hình tượng thơ cho thấy sực lạc quan, tin tưởng, sự hòa hợp giữa chất thép với chất lãng mạn và tình người sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ. Người vượt lên cảnh ngộ bi đát thực tại để vui cùng cuộc sống yên bình, vui cùng hơi thở ấm áp của cuộc sống
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...