Soạn văn 7: Bánh trôi nước (có phân tích)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 22 Tháng mười 2021.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    BÁNH TRÔI NƯỚC

    [​IMG]

    1. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả: Hồ Xuân Hương

    • Sinh cuối TK XVIII - đầu TK XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du.
    • Là nữ sĩ tài năng, nổi tiếng của nền văn học trung đại.
    • Gặp nhiều trắc trở, bất hạnh trong đường tình duyên, 2 lần chồng đều làm lẽ, chồng chết sớm.
    • Sáng tác cả thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán.

    • Thơ chữ Nôm: Gồm nhiều bài thơ gần gũi, ngôn ngữ đậm chất dân gian, mang đậm tiếng nói hàng ngày, vừa ý vị trữ tình, vừa châm biếm sâu cay.
    • Thơ chữ Hán: Gồm nhiều bài thơ trữ tình, thể hiện những suy tư, tâm trạng của một người phụ nữ từng trải, có bản lĩnh văn hóa, rất hiểu biết.
    • Thơ bà sống động, cá tính, độc đáo, có phong cách rất riêng. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

    2. Tác phẩm

    • Chủ đề: Ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời thể hiện sự cảm thông, cảm thương cho số phận bất hạnh, long đong nổi chìm của họ.
    • Nghệ thuật

    • Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
    • Hình tượng thơ: Bánh trôi (nghĩa đen, thực, trực tiếp) và người phụ nữ (nghĩa bóng, gián tiếp, hàm ẩn) -> mang nhiều tầng ý nghĩa
    • Ngôn ngữ thơ: Gần gũi, mộc mạc, bình dị, giàu sức biểu cảm.

    II. Đọc hiểu văn bản

    1. Bánh trôi nước - món ăn dân dã của người Việt

    [​IMG]

    • Câu thơ đầu

    • hình dạng bánh

    O màu sắc: Trắng -> làm từ bột nếp xay dẻo

    Oo hình dáng: Tròn

    [​IMG]

    Câu thứ hai: Cách làm bánh -> nổi~chìm (bánh mới cho vào thì chìm, nổi chín thì vớt ra ăn được)

    Hai câu cuối: Thành phẩm

    • Hình dáng: Có thể thay đổi rắn~nát (không tròn, không hoàn hảo như ban đầu) -> phụ thuộc vào tay kẻ nặn vụng khéo.
    • Bên trong ruột -> "lòng son" -> viên đường mật nâu đỏ ngọt ngào bên trong -> hình thức bên ngoài dẫu không được vẹn toàn đến mấy thì bên trong vẫn luôn được bảo toàn, ngon, ngọt, đỏ, thơm.

      2. Bánh trôi nước - thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

    [​IMG]

    (*) Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa "thân em"... "

    Bảy nổi ba chìm" (thành ngữ) + "tấm lòng son" -> gợi liên tưởng

    (*) Hình ảnh người phụ nữ

    Câu thơ đầu: Vẻ đẹp ngoại hình

    • "Thân em" : Quen thuộc trong văn học dân gian (ca dao than thân)
    • "trắng" : Ngoại hình đẹp đẽ, trắng trẻo, mịn màng của người phụ nữ -> phái đẹp -> THÂN
    • "tròn" : Viên mãn -> PHẬN (hạnh phúc, đủ đầy)

    => vẻ đẹp hoàn thiện, lí tưởng -> NGỢI CA

    Vậy nhưng trong xã hội phong kiến xưa, "Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

    [​IMG]

    Câu 2

    • "Bảy nổi ba chìm" : Hoàn cảnh khó khăn, trắc trở, thử thách trên đường đời -> người không làm chủ được cuộc đời, số phận tương lai và hạnh phúc của bản thân, bị dòng đời nghiệt ngã xô đẩy, vùi dập..

    => Tiếng nói TỐ CÁO xã hội phong kiến vùi dập con người. Người phụ nữ không thể thay đổi số phận, xã hội, cuộc đời, "Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày."

    [​IMG]

    Hai câu cuối

    • Cặp từ trái nghĩa: Rắn >< nát -> méo mó, không tròn đầy >< trắng tròn -> cuộc đời trải qua nhiều đau đớn, mất mát, đau thương
    • Ẩn dụ: "Tay kẻ nặn" -> người đàn ông và thế lực xã hội phong kiến tước đi hạnh phúc con người
    • Cấu trúc câu: "Mặc dầu.. mà" -> nhấn mạnh, ngợi ca một đặc điểm sáng chói của người phụ nữ.
    • "tấm lòng son" -> son sắt, thủy chung, gắn bó, phẩm chất cao đẹp

    =>Hình hài của người phụ nữ đã thay đổi, không còn tròn đầy vẹn nguyên -> có thể do tháng năm, có thể do những va đập của cuộc đời. Nhưng nhan sắc có thể tiều tụy, biến mất, hủy hoại nhưng những phẩm chất thì không thay đổi, luôn giữ được bản lĩnh thiện lương, hiền lành trước cuộc đời xô bồ bất công.

    => bài thơ khẳng định ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ (quyền hạnh phúc và làm chủ cuộc đời)

    [​IMG]

    Dàn ý chi tiết đoạn văn Phân tích hai hình tượng thơ (nhiều ý ghép lại thành đoạn, các câu chưa được phát triển ý toàn diện nên hơi khô)

    Không hổ là "Bà chúa thơ Nôm", "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một tác phẩm thơ có cá tính mạnh mẽ, độc đáo vô song. Bài thơ có hai tầng ý nghĩa. Thứ nhất, theo nghĩa đen, ta hiểu thơ viết về hình ảnh bánh trôi nước. Bánh mang màu trắng của bột nếp, hình tròn xinh xẻo. Nếu người làm bánh vụng, cho nhiều nước, bánh sẽ bị nát nhão, còn ít nước sẽ bị cứng, cục, không được mềm. Cho bánh vào nồi, ban đầu chìm, lúc sau nổi là bánh đã chín. Lúc ăn, bánh dù tròn méo thế nào, ta vẫn cảm nhận được sự ngọt ngào của viên đường đỏ bên trong. Nhân bánh vẫn được bảo toàn, vẹn nguyên, tươi đỏ, giữ trọn niềm vui, sự háo hức của người ăn. Qua tay bút của tác giả, bánh trôi bỗng đáng yêu biết bao, chứng tỏ Hồ Xuân Hương rất yêu quý, trân trọng món ăn bình dị này - những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền Việt Nam nên mới miêu tả chi tiết tỉ mỉ và chân thực đến vậy. Không chỉ thế, các từ thân "em.. mà em" sao mà duyên dáng, khiêm nhường và tình cảm. Lời tâm sự này của bánh trôi có phải do tác giả thổi hồn vào hình ảnh và ngôn ngữ thơ, giúp bài thơ thêm sinh động và có trí tuệ, tâm hồn? Có lẽ mà sau đó, người đọc bỗng nhận ra, ẩn sau đó là những lời tâm sự, những nỗi niềm da diết của con người. Tầng nghĩa thứ hai của bài thơ rõ ràng nói về nhan sắc, thân phận và phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhân vật trữ tình dùng đại từ "em" để xưng hô. Mô-típ quen thuộc "thân em" làm ta nhớ đến ca dao. Nó gợi liên tưởng rất nhanh, rất chính xác đến người phụ nữ. Ở đây, ta lại thấy tác giả rất sáng tạo về trạng thái cảm xúc. Trong ca dao, "thân em" đau khổ, bế tắc, cực nhọc. Còn ở Hồ Xuân Hương, "thân em" vui tươi, lạc quan, phơi phới. Người phụ nữ thời xưa có một vẻ ngoài xinh đẹp, đầy đặn, da trắng mịn và khuôn mặt phúc hậu, nhưng ẩn sâu trong đó là một số phận trôi nổi, vô định, bấp bênh. Tác giả đã đảo thành ngữ để tạo ra sự hiệp vần chắc chắn cho bài thơ. "Bảy nổi ba chìm" kết thúc tại chữ "chìm", nhấn mạnh cuộc sống cơ cực, khổ sở, khó khăn của người phụ nữ, họ bị sóng gió của cuộc đời vùi dập, nhấn chìm xuống, nghe nặng nề hơn câu thành ngữ gốc. Đó là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến chèn ép, vùi dập con người. Phép ẩn dụ "rắn", "nát" đại diện cho hạnh phúc, khổ đau, cho niềm vui, nỗi buồn. Câu thơ "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ của những người đàn bà con gái. Tội nghiệp thay cho hai từ "rắn, nát"; đau xót thay cho "tay kẻ nặn". Người phụ nữ như một vật nhỏ nhoi, tầm thường, đáng ra phải được hưởng hạnh phúc, nhưng lại sinh không đúng thời, phải chịu những cay đắng tủi nhục, không có quyền hạn. "Tại gia tòng phụ. Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử." Người phụ nữ phụ thuộc, lệ thuộc vào người khác. Nhưng bản lĩnh của người Việt Nam đã vượt lên tất cả. Quan hệ từ "mặc dầu.. mà" tạo ra phép đối lập tương phản rất ấn tượng. Người phụ nữ Việt Nam xưa đã chiến thắng nghịch cảnh, chiến thắng số phận để giữ vững phẩm hạnh, đạo đức của bản thân. Hình ảnh tấm lòng son ở cuối bài đại diện cho sự son sắt, thủy chung, gắn bó và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. Bài thơ như một lời tuyên bố chắc nịch về quyền lợi của người phụ nữ, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp bên trong và bên ngoài của họ. Tất cả đều đẹp, đều sáng ngời trên mỗi câu chữ. Tuy bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng từ ngữ thơ đều thuần Việt, giản dị, trong sáng. Tiếng thơ như tiếng đời, tiếng lòng của Hồ Xuân Hương. Chắc hẳn bà rất ngưỡng mộ, trân trọng, xót thương và bênh vực những người phụ nữ. Vì thế mà giọng thơ mới vút cao, tinh thần thơ mới hào sảng. Qua đó, ta thêm yêu, thêm tin tưởng, tự hào và thấu hiểu số phận phẩm giá của người phụ nữ xưa.
     
    Vấn Thiên thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...