TẠO LẬP THẾ GIỚI (Thần Thoại) Tri thức ngữ văn Định nghĩa "Thần thoại" - Là một trong những thể loại truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy. - Kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ, qua đó thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của họ. Không gian trong thần thoại - Là không gian vũ trụ, đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. Thời gian trong thần thoại - Là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng. Cốt truyện thần thoại - Xoay quanh quá trình thực hiện việc sáng tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần. Nhân vật trong thần thoại - Thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa. THẦN TRỤ TRỜI Nội dung chính: Văn bản nói về cách tạo ra đất, trời, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác. Cách lí giải dưới góc độ văn học dân gian và đầy sáng tạo, đề cao giá trị truyền thống. Truyện Thần Thoại đã được biết - "Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng" : truyện thần thoại của Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian. Hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời. - Ngoại hình: Vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác. - Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. => Vị thần Trụ trời có sức vóc mạnh mẽ, kì lạ mà những người bình thường không thực hiện được. Khi có cột chống trời, trời và đất có những thay đổi: + Vòm trời đẩy lên mãi phía mây xanh mù mịt. + Trời đất phân đôi, chia tách. + Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Nhận xét về kết thúc truyện - Truyện được kết thúc bằng một bài thơ gồm các câu hát dân gian về các vị thần xây dựng thế gian. - Cách kết thúc truyện đặc biệt và độc đáo. Ở những câu hát, tác giả dân gian đã đưa ra liệt kê về các vị thần có công xây dựng thế gian theo lí giải của người xưa với câu kết Ông Trụ trời một lần nữa khẳng định, khắc ghi, đề cao công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất. 1. Các chi tiết về không gian-thời gian của truyện Chi tiết về không gian: Trời và đất => Không cụ thể, mang tính khái quát. Chi tiết về thời gian Thuở ấy, từ đó. =>Thời gian định tính, không cụ thể. 2. Dấu hiệu nhận biết tác phẩm Thần Trụ Trời là Thần thoại - Không gian: Trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. - Thời gian: "Thuở ấy" cổ sơ, không xác định. - Cốt truyện: Là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình tạo nên trời đất, các sự vật tự nhiên, là sự xuất hiện hành động của các vị thần. - Nhân vật: Là các vị thần. => Câu chuyện là một tác phẩm thống nhất, toàn vẹn, các bộ phận, yếu tố, chi tiết.. đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, thể hiện một nội dung chung của bài. 3. Quá trình tạo lập trời đất Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời Nhận xét về đặc điểm của nhân vật Tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. Có năng lực phi thường, ý chí. Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh. Mạnh mẽ và tài năng. Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng. Có công tạo ra đất trời. 4. Nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời. Thần Trụ trời lí giải quá trình tạo lập thế giới, trời đất, các sự vật dưới bàn tay của Thần Trụ trời và các vị thần khác. Đây là một truyện thần thoại lí giải nguồn gốc sự xuất hiện của vũ trụ và các sự vật tự nhiên dưới góc độ dân gian 5. Nhận xét - Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian dựa trên trí tượng tượng, sáng tạo dựa vào sự quan sát tự nhiên chưa có đầy đủ căn cứ, không có minh chứng về độ chính xác, chứa đựng những yếu tố hư cấu. - Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì cách giải thích ấy không còn phù hợp. Hiện nay nguồn thông tin về sự hình thành vũ trụ tự nhiên đã được khoa học nghiên cứu, có những căn cứ khoa học rõ ràng tin cậy và thuyết phục hơn so với những thần thoại dân gian chứa dựng yếu tố hư cấu. 6. Sự tương đồng Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu "đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp.." trong truyện Thần Trụ trời gợi nhớ đến truyền thuyết "Sự tích bánh chưng, bánh dày" của người Việt Nam. - Đều đưa ra lí giải sự xuất hiện của một hiện tượng hay truyền thống. - Xuất hiện hình ảnh vị thần, mang tính hư cấu, tưởng tượng như trời hình tròn, đất hình vuông. - Thời gian và không gian không xác định.