Soạn độc tiểu thanh kí - Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi quynhquynh.12, 9 Tháng mười hai 2021.

  1. quynhquynh.12

    Bài viết:
    30
    I. Tìm hiểu chung

    1/ Tác giả:


    - Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc

    - Đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Du:

    + Tố cáo lên án những bất công, ngang trái chà đạp lên quyền sống chân chính của con người.

    + Thể hiện tình yêu thương đối với con người, nhất là những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

    2/ Tác phẩm

    a. Về nàng Tiểu Thanh

    - Họ Phùng, người Quảng Lăng, Giang Tô, Trung Quốc

    - Là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh (16t làm vợ lẽ một nhà quyền quý; 18t qua đời)

    - Nàng có để lại một tập thơ, nhưng đã bị đốt. Một số bài thơ còn sót lại, được đặt tên là "Phần dư"

    b. Xuất xứ

    - Bài thơ trích trong tập thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập.

    c. Thể thơ và bố cục

    - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

    - Bố cục: 4 phần

    + Hai câu đề

    + Hai câu thực

    + Hai câu luận

    + Hai câu kết

    d. Nhan đề "Đọc Tiểu Thanh kí"

    - Kí: Những ghi chép

    - Tiểu Thanh kí:

    + Tập thơ của nàng Tiểu Thanh

    + Truyện viết về nàng Tiểu Thanh

    II. Tìm hiểu chi tiết

    1/ Hai câu đề


    Câu 1: Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

    - Nghệ thuật đối lập: Xưa (hoa uyển: Vườn hoa đẹp đẽ) >< hiện tại (thành khư: Gò hoang vắng vẻ)

    =>Nhà thơ nuối tiếc, xót xa cho cảnh đẹp Tây Hồ đồng thời xót xa, tiếc nuối cho Tiểu Thanh – người con gái tài sắc, bạc mệnh.

    => Xót xa, thương cảm cho cái đẹp bị tàn phá, vùi dập, huỷ hoại phũ phàng.

    Câu 2: Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

    - Độc điếu: Một mình cô đơn xót thương

    - Nhất chỉ thư: Một mảnh giấy tàn, một tập sách bị đốt dở.

    => Nguyễn Du một mình viếng thương nàng TT qua một tập sách viết về cuộc đời nàng.

    => Câu dịch chưa chuyển tải hết ý thơ.

    => Nguyễn Du hiểu nỗi oan khuất của Tiểu Thanh, đồng cảm với nỗi khát khao tìm sự tri âm của Tiểu Thanh.

    => Sự gặp gỡ và cảm thông giữa hai tâm hồn, sự đồng điệu tri âm giữa Nguyễn Du và nàng Tiểu Thanh.

    * Nhận xét chung: Hai câu thơ là nỗi xót xa của nhà thơ trước cái đẹp bị huỷ hoại và sự xót thương cho kiếp người tài hoa bạc mệnh - cảm xúc mang tính nhân văn khá phổ biến trong văn học trung đại Việt Nam.

    2/ Hai câu thực

    Son phấn có thần chôn vẫn hận,

    Văn chương không mệnh đốt còn vương

    - Hình tượng thơ:

    + Son phấn: Hình ảnh ẩn dụ -> sắc đẹp

    + Văn chương: Hình ảnh ẩn dụ -> tài năng, trí tuệ, vẻ đẹp tâm hồn.

    => Son phấn và văn chương là hiện thân cho sắc đẹp và tài năng của nàng Tiểu Thanh.

    - Động từ: Chôn, đốt gợi lên số phận oan nghiệt, bị vùi dập.

    => Gợi lại số phận bi thương của nàng Tiểu Thanh. Sắc đẹp, tài hoa của con người đều bị chà đạp không thương tiếc -> Hồng nhan bạc mệnh, Tài mệnh tương đố.

    * Nhận xét chung: Hai câu thơ là sự xót xa trước những giá trị tinh thần bị chà đạp, ca ngợi sự bất tử của cái đẹp, cái tài đồng thời thể hiện sự bất bình đối với xã hội mà ở đó tài năng, nhan sắc con người không được trân trọng, bảo vệ.

    3/ Hai câu luận

    Nỗi hờn kim cổ trời khôn

    Cái án phong lưu khách tự mang.

    -
    Nỗi hận xưa nay: Người tài sắc thì bạc mệnh, bi vùi dập => khái quát thành nỗi đau của những kiếp

    - Hỏi trời: Trời cũng không thể trả lời => đau đớn mà bất lực, bế tắc (trời thăm thẳm)

    => Bi kịch thời đại

    => Đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh, khẳng định tài năng của bản thân

    => Tư tưởng tiến bộ: Đề cao ý thức cá nhân, khẳng định "cái tôi" của mình

    => Tiếng thở đau xót, lên án xã hội bất công

    4/ Hai câu kết

    Bất tri tam bách dư niên hậu,

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

    - Chuyển: Thương người -> thương mình

    - Lời hỏi hướng về tương lai -> khao khác được tri ân, tri kỉ ở đời

    => Kết đọng tâm sự u hoài, niềm tự thương, tự đau, vì cảm thấy bơ vơ lạc lõng trước cuộc đời -> ý thức cá nhân chính đáng mang tư tưởng nhân văn sâu sắc

    III. Tổng kết

    1. Nội dung


    - Bài thơ là tiếng khóc dài của Nguyễn Du, xót thương cho số phân oan nghiệt, cho một tài năng bị vùi dập, khóc cho sự cô đơn lẻ loi của chính mình

    2. Nghệ thuật

    - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lậptrong hình ảnh, ngôn từ thơ Đường Luật

    - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...