I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Đỗ Phủ (712-770), hiệu Tử Mỹ, tỉnh Hà Nam, xuất thân từ một gia đình quý tộc có truyền thống Nho giáo - Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc và đồng thời cũng là danh nhân văn hóa thế giới - Cuộc đời ông chỉ có một mong muốn là có một chức quan nho nhỏ để giúp vua, giúp nước thế nhưng lại không được - Nhà thơ qua đời trong cảnh đói rét và bệnh tật trên một chiếc thuyền, để lại cho hậu thế khoảng 1500 bài thơ 2. Bài thơ: Cảm xúc mùa thu - Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu lánh nạn; đất nước kiệt quệ vì chiến tranh. Bài thứ nhất trong chùm "Thu hứng" (gồm 8 bài). - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật - Đề tài: Mùa thu - Bố cục: 2 phần + 4 câu đầu: Cảnh thu + 4 câu sau: Tình thu - Đối chiếu bản dịch và nguyên tác: + Câu 1: Nguyên tác: Trắng xóa- dày đặc, nặng nề. Dịch thơ: Lác đác- mật độ thưa thớt, ít ỏi. Bản dịch thơ làm mất sắc thái tiêu điều của rừng phong +Câu 2: So với nguyên tác, bản dịch làm mất các địa danh cụ thể + Câu 3, 4 Động từ "rợn" "vận động nhẹ nhàng, không diễn tả được sự vận động mạnh mẽ của sóng như trong nguyên tác (sóng vọt lên tận lưng trời). Động từ" đùn" "lớp này chồng chất lên lớp khác, chỉ sự vận động đi lên" không truyền tải ý "mây sa sầm xuống giáp mặt đất". II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu nơi đất khách * Câu 1-2: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm. (Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu hắt khí thu lòa) => Điểm nhìn: Từ vùng rừng núi xuống lòng sông, bao quát theo chiều rộng. - Mở đầu bức tranh thu là hai hình ảnh đặc trưng: + Rừng phong vừa gợi tả mùa thu, vừa gợi nỗi buồn li biệt. + Sương móc gợi cảm giác lạnh lẽo. - Động từ: Điêu thương - làm tiêu điều =>Hình ảnh rừng phong bị bao phủ bởi sương móc trắng xóa, xơ xác, tiêu điều, ảm đạm - Núi Vu, kẽm Vu- những địa danh của vùng đất Ba Thục: : Vẻ hùng vĩ, hiểm trở của thiên nhiên - "Khí tiêu sâm" : Hơi thu hiu hắt, ảm đạm => Bằng vài nét chấm phá, hai câu thơ đầu đã lột tả được cái thần của một chiều thu ở Quỳ Châu. Bức tranh thu đẹp, hùng vĩ song thấm đậm cảm giác lạnh lẽo, bi thương. *Câu 3, 4: Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, Tái thượng phong vân tiếp địa âm. (Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa) => Điểm nhìn di chuyển từ lòng sông lên miền quan ải. - Hình ảnh + Lưng trời sóng rợn: Sóng dữ dội cuốn cả trời là cảnh đặc trưng của mùa thu trên sông Trường Giang + Mây đùn cửa ải: Gợi nỗi lo âu biên giới - Phép đối: + "giang gian" (giữa lòng sông) >< "tái thượng" (trên cửa ải). + "ba lãng" (sóng) >< "phong vân" (mây). + "kiêm thiên dũng" (vọt lên tận lưng trời) >< "tiếp địa âm" (sa xuống giáp mặt đất) - Biện pháp đối lập diễn tả sự vận động ngược chiều mạnh mẽ, dữ dội của sóng và mây, cả vũ trụ chao đảo, vần vũ. - Sóng, mây như lấp kín bầu trời, khiến không gian thu như bị dồn nén, bức bối đến ngạt thở. =>Lời thơ hé mở nỗi lòng đau đớn của nhà thơ trước thời thế (đất nước kiệt quê, an nguy quốc gia còn chưa yên) =>Bốn câu thơ là bức tranh thu vừa hùng vĩ, hoành tráng, vừa mang vẻ tàn tạ, bi thương. Cảnh thu mang bóng dáng cuộc đời và nỗi lòng con người -> Cảnh thu hàm tình thu. 2. Bốn câu sau: Cảm xúc của thi nhân * Câu 5-6 Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm. (Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, Con thuyền buộc chặt mối tình nhà) - Điểm nhìn: Từ xa đến gần, từ ngoại cảnh đi sâu vào nội tâm - Hình ảnh "khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ" : Có hai cách hiểu: + Nhìn cúc nở hoa, con người cảm thấy như chính nó đang xoè ra những cánh hoa bằng nước mắt. + Con người nhìn cúc nở hoa mà rơi lệ. => Lệ của hoa hay lệ của người thì câu thơ vẫn thấm đẫm nước mắt, diễn tả nỗi đau buồn của nhà thơ. "Con thuyền buộc chặt mối tình nhà" - Hình ảnh "cô chu" (con thuyền lẻ loi) vừa ẩn dụ cho cuộc đời cô đơn, trôi nổi của nhà thơ, vừa là phương tiện duy nhất gửi gắm ước vọng trở về quê hương của tác giả. - "Cố viên tâm" (tấm lòng nhớ nơi vườn cũ). => Câu thơ ẩn chứa nỗi nhớ nhà, sự gắn bó sâu nặng với quê hương. * Câu 7-8 Hàn y xứ xứ thôi đao xích Bạch Đế thành cao cấp mộ châm (Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước, Thành Bạch, chày vang bóng ác tà) - Điểm nhìn: Từ xa đến gần, từ ngoại cảnh đi sâu vào nội tâm. - Hai câu thơ kết thúc bất ngờ, ý vị: + Tác giả không bộc lộ cảm xúc mà quay về tả cảnh. + Xuất hiện âm thanh tiếng chày đập vải → Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê => Tô đậm nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng người con xa xứ. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung - Mùa thu đề tài bất tận, vói Đỗ Phủ đó là cảnh quan hiện thực Trung Hoa. - Cảnh hiu quạnh gắn với tâm trạng người – một con người buồn với thời thế và nặng tình với giang sơn, Tổ quốc. 2. Nghệ thuật - Nhan đề Thu hứng nhất quán - Tứ thơ vận hành tự nhiên. - Kết cấu nghệ thuật của bài thơ này nói riêng và nghệ thuật thơ Đường luật (bát cú) nói chung xét về cấu tứ là rất chặt chẽ.