Soạn bài: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 16 Tháng mười hai 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn bài: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

    Tri thức ngữ văn



    Tác giả Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm 1972, quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận, là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.

    Tuy tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, nhưng tình yêu và tài năng văn chương đã đưa anh đến với sự nghiệp sáng tác. Dấu ấn sâu đậm của Nguyễn Ngọc Thuần trong lòng độc giả là những sáng tác viết cho trẻ em. Trong các tác phẩm ấy, nhà văn đã dựng lên một thế giới trong trẻo, ấm áp, đầy chất thơ. "Ở đó có bao nhiêu sợi tơ của niềm yêu thương trìu mến kết nối tâm hồn mỗi chúng ta với thiên nhiên, với con người, với cuộc sống."

    Những tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi: Một thiên nằm mộng (2001); Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ (2003); Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (2004).

    Tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

    Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (NXB Trẻ 2000) đã giành giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Pi-tơ Pen (Peter Pan) - giải thưởng của Ủy ban quốc tế về sách dành cho thiếu nhi tại Thụy Điển năm 2008 và được dịch ra nhiều thứ tiếng (Anh, Thụy Điển, Thái Lan, Hàn Quốc...)

    [​IMG]

    Hướng dẫn học bài

    Trả lời câu hỏi trang 64 - Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 1. Nhân vật tôi đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

    Câu 2. Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

    Câu 3. Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

    Câu 4. Vì sao nhân vật tôi có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó?

    Câu 5. Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật tôi?

    Câu 6. Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật tôi đã phát hiện được những bí mật gì? Theo em, những bí mật ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hàng ngày của nhân vật?

    Câu 7. Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về món quà không? Vì sao?

    Gợi ý:

    Câu 1. Để nhận ra những bông hoa trong vườn, nhân vật tôi đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt: không nhìn bằng mắt như thông thường mọi người vẫn làm mà "nhìn" bằng cảm giác của đôi tay và ngửi mùi hương của chúng.

    Câu 2. Nhân vật người bố không hiện lên trực tiếp mà chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật "tôi". Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng: vừa miêu tả được tính cách của nhân vật người bố, vừa thể hiện được cảm xúc của nhân vật "tôi" trong khi kể về bố.

    Câu 3.

    Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố:

    - Là người điềm đạm, sâu sắc, nghiêm túc và kiên nhẫn trong việc dạy con, đặc biệt, người bố đã hướng con đến việc cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống.

    - Là người yêu thương con, coi con là "món quà quý giá nhất cuộc đời", luôn gần gũi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với con như một người bạn thân thiết, biết lắng nghe con...

    - Là người nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác: cứu cu Tí...

    - Có tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên, yêu khu vườn, thích trồng hoa...

    Câu 4.

    Nhân vật tôi có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu vì nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách lắng nghe thế giới xung quanh bằng việc nhắm mắt. Nhờ kiên trì luyện tập, "tôi" đã nghe âm thanh và đoán được đó là âm thanh gì, vang lên từ đâu, từ khoảng cách xa bao nhiêu.

    Vì vậy, chi tiết này có liên quan đến chi tiết trước đó: Nhân vật tôi chỉ qua tiếng bước chân của bố mà có thể đoán được bố cách xa bao nhiêu mét.

    Câu 5.

    - Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi về bố: thích thú, biết ơn món quà đơn giản của bố; tin tưởng bố; trân trọng những gì bố dạy bảo; yêu quý, gần gũi, sẻ chia với bố, coi bố là món quà "bự".

    - Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi về bạn Tí: Coi Tí là người bạn thân, sẵn sàng chia sẻ bí mật của hai bố con với Tí; thích gọi tên Tí – coi tiếng gọi "Tí, Tí" du dương như tiếng nhạc...

    - Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách của nhân vật tôi: có tâm hồn nhạy cảm, biết yêu thương, biết lắng nghe...

    Câu 6.

    - Khi "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật tôi đã phát hiện được những bí mật: Thấy những bông hoa như thơm hơn, thấy được cả khu vườn, thấy được bông hồng đang nở trong đêm tối, đắp chăn kín người nhưng vẫn có thể đi dạo.

    - Những bí mật ấy mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc, những điều thú vị cho cuộc sống hàng ngày của nhân vật "tôi", vun đắp tâm hồn, cảm xúc...

    Câu 7. Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về món quà: "Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó"?

    - Món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp.

    - Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.

     
    LieuDuong, Tiên NhiAnnie Dinh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...