Soạn bài Vợ Nhặt - Kim Lân

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi huongduong261, 26 Tháng chín 2021.

  1. huongduong261

    Bài viết:
    10
    Vợ Nhặt - Kim Lân

    Vợ nhặt là một tác phẩm phản ánh chân thực nạn đói khủng khiếp năm 1945 và tội ác của bọn xâm lược Pháp Nhật. Mình sẽ hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt một cách chi tiết để chúng ta thấy được ý nghĩa và những giá trị mà tác phẩm này đem lại.

    I. Những nội dung chính cần nắm khi soạn văn Vợ nhặt

    1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Kim Lân

    A. Tiểu sử nhà văn Kim Lân

    [​IMG]


    Kim Lân (1920 - 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài

    Quê: Làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh


    b. Sự nghiệp sáng tác

    Được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001

    Là cây bút chuyên viết truyện ngắn

    Các tác phẩm chính của ông: Con chó xấu xí, nên vợ nên chồng


    2. Tác phẩm

    A. Xuất xứ


    Vợ nhặt là truyện ngắn in trong tập truyện "Con chó xấu xí". Được viết nhân kỉ niệm 10 năm CMT8 (1945-1955), viết lại theo bản thảo dở dang của truyện dài "Xóm ngụ cư"

    b. Bối cảnh

    Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột dân ta. Chúng bắt dân ta nhổ lúa trồng đay nên gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, khiến 2 triệu đồng bào ta chết đói.

    c. Tóm tắt bài vợ nhặt

    Nhân vật chính trong câu chuyện là Tràng - một người lao động nghèo ở xóm ngụ cự. Chỉ nhờ 4 bát bánh đúng và một câu bông đùa mà anh ta nhặt được vợ. Anh đưa vợ về nhà trong sự bàn tán, vừa lo vừa mừng của những người hàng xóm, nhưng trong lòng anh lại dấy lên niềm vui và sự hạnh phúc.

    Khi mẹ của Tràng là bà cụ Tứ gặp được cô con dâu nhặt thì ban đầu bà cũng khá ngạc nhiên, sau chuyển qua trạng thái vừa vui vừa xót xa cho con.

    Sự xuất hiện của người vợ nhặt đã làm anh và bầu không khí gia đình thay đổi, họ trở nên vui vẻ và lạc quan hơn dù vẫn trong tình cảnh khốn cùng


    II. Hướng dẫn chi tiết soạn văn Vợ nhặt

    Câu 1. Bố cục khi soạn bài vợ nhặt


    Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 phần

    Phần 1: Từ đầu.. câu "tự đắc với mình" : Tràng cùng về làng với một người đàn bà lạ với tâm trạng tự đắc và sự ngạc nhiên của những người dân trong xóm ngụ cư

    Phần 2: Tiếp theo.. câu "rồi cùng đẩy xe bò về" : Nội dung kể lại việc Tràng nhặt được vợ như thế nào

    Phần 3: Tiếp theo.. câu "len vào tâm trí mọi người" : Cuộc sống của Tràng thay đổi khi đã có vợ

    Phần 4: Phần còn lại: Niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

    Mạch truyện được dẫn dắt từ hiện tại lui về quá khứ và từ quá khứ quay trở về hiện tại để tăng sức hấp dẫn và sự li kì cho tác phẩm. Nếu đảo tình huống lại theo trật từ thời gian từ quá khứ đến hiện tại thì sẽ làm cho câu chuyện mất đi sự hấp dẫn vốn có


    Câu 2. Người dân xóm ngụ cư khá ngạc nhiên khi Tràng đưa một người đàn bà lạ về làng vì

    - Thứ nhất: Tràng là một người đàn ông xấu xí với dáng vẻ thô kệch, hơn nữa lại không có ăn học, công việc lại là cái nghề đẩy xe bò

    - Thứ hai: Cũng như bao gia đình khác trong nạn đói 1945, Tràng rất nghèo, sống với mẹ già mà hai mẹ con còn không nuôi nổi nhau, chỉ có nghề đẩy xe bò để sống bấp bênh qua ngày thì lấy gì mà mơ đến việc lấy vợ.

    - Thứ ba: Hoàn cảnh sống thì vô cùng khắc nghiệt, cơm không có mà ăn, người chết như ngả rạ, cái thân mình cái mạng sống mình còn chưa biết ngày mai ra sao mà lại cưới vợ rồi về với nhau, sống với nhau như thế nào.

    Ấy vậy mà Tràng lại lấy được vợ thì làm sao mà cái xóm ngụ cư không ngạc nhiên cho được.

    Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ và của chính Tràng nữa cho thấy tác giả đã sáng tạo ra một tình huống truyện hết sức độc đáo: Tràng nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp. Qua tình huống này, nhà văn Kim Lân lên án tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, đẩy người dân vào tình cảnh nghèo khổ cùng cực, khiến hơn 2 triệu đồng bào ta mất mạng chỉ vì đói. Quan trọng hơn, tác giả muốn tôn vinh phẩm chất cao đẹp của người dân nghèo: Dù có túng quẫn nghèo khó thế nào thì họ vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và cùng nhau hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn


    Câu 3. Ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt"

    "Vợ" là một điều rất thiêng liêng và cao quý, là một thiên chức rất cao cả của người phụ nữ. Để lấy được vợ phải tốn rất nhiều công sức, thủ tục và lễ nghi

    Nhưng đi kèm với cái sự cao quý đó lại là "nhặt". Từ "nhặt" mang một ý nghĩa rất rẻ rúng, rất dễ dàng có được, như ngọn cây bụi cỏ hoặc món đồ đã vứt đi

    => Nhan đề "vợ nhặt" đã phơi bày cái thân phận rẻ rúng, bèo bọt và tủi nhục của người phụ nữ nói riêng và của toàn thể đồng bào Việt Nam nói chung trước tình cảnh đói nghèo khốn khổ. Nhưng đồng thời nhan đề cũng thể hiện được mong muốn khao khát một mái ấm gia đình, một cuộc sống ấm no hạnh phúc


    Câu 4. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng

    Khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng, Kim Lân đã có những phát hiện rất tinh tế và sâu sắc

    - Lúc quyết định cưới vợ, đưa một người đàn bà xa lạ về nhà trong tình cảnh khố rách áo ôm, Tràng cũng rất do dự: "Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Nhưng sau rồi cũng tặc lưỡi thôi kệ

    - Khi dẫn vợ về đi qua xóm ngụ cư thì Tràng rất là vui vẻ đúng như kiểu mới lấy được vợ, khác hẳn với vẻ mệt mỏi thường ngày "mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh". "Một cái gì đó mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy"

    - Trong buổi sáng đầu tiên sau khi cưới vợ: Tràng thức dậy và thấy trong người êm ái, lơ lửng như người vừa ở trong giấc mơ đi ra và hắn vẫn còn ngỡ ngàng. Tràng cảm thấy xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Khi thấy vợ làm việc nhà, bỗng nhiên hắn cảm thấy thương yêu, gắn bó hơn với ngôi nhà này. Tràng bây giờ mới thấy mình nên người, và thấy bản thân cần có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.


    Câu 5: Diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ

    Tuy con trai của mình là anh Tràng đã lấy được vợ, bà cụ Tứ tuy vui nhưng vẫn không tránh khỏi tâm trạng lo lắng

    Lúc đầu khi nhìn thấy có một người đàn bà lạ trong ngôi nhà của mình, bà cụ Tứ không giấu được sự ngạc nhiên bởi vì tự nhiên ở đâu ra có người lạ mặt mà gọi mình bằng u.

    Sau khi nghe con trai giới thiệu đây là vợ hắn, là con dâu của mình thì bà cụ Tứ đau xót rỉ nước mắt, vô cùng xót xa. Bởi vì người ta dựng vợ gả chồng cái lúc nhà cửa đàng hoàng ăn nên làm ra, còn nhà cụ thì ngay trong tình cảnh bữa cơm tử tế còn không có, nghèo khổ, còn chẳng biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua con đói khát này không.

    Rồi bà thở dài suy nghĩ người ta gặp khó khăn thì người ta mới lấy đến con mình, số phận biết sao được, nếu qua được cái đoạn này thì cũng yên bề, còn không thì biết thế nào được nên bà cũng chấp nhận cô con dâu này.

    Bà cụ Tứ cũng khuyên bảo vợ chồng Tràng lo lắng làm ăn, nhưng vẫn không tránh khỏi cảm giác xót thương cho đôi vợ chồng trẻ.

    Sáng hôm sau, bà cũng dậy quét tước nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn sáng cho gia đình, mặc dù đó chỉ là nồi cám. Suốt buổi bà chỉ toàn nói chuyện vui, bàn tính mua đôi gà về nuôi

    => Bà cụ Tứ là một hình mẫu người mẹ tiêu biểu cho đức tính tốt đẹp của người mẹ Việt Nam: Dù khó khăn, gian khổ nhưng lúc nào cũng yêu thương con, khuyên bảo con những điều tốt đẹp.


    Câu 6: Nghệ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Kim Lân

    Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn

    Câu văn miêu tả rất chân thật, gây ấn tượng mạnh: Cảnh chết đói, bữa cơm ngày đói

    Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế những bộ lộ một cách tự nhiên, chân thật

    Sử dụng ngôn ngữ đậm chất nông thôn, mộc mạc, tạo cảm giác gần gũi, dễ đi vào lòng người


    III. Giá trị của tác phẩm Vợ nhặt

    1. Giá trị nội dung

    *Giá trị hiện thực

    Miêu tả chân thực nạn đói năm 1945:

    Người đói khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống thì đói dật dờ, đi lại lặng lẽ như những bóng ma


    Người vợ nhặt đi theo Tràng cũng chỉ vì miếng ăn để sống, hành trang về nhà chồng cũng chỉ là bộ đồ rách kèm cái thúng.

    Gia đình Tràng ngày cưới và bữa cơm sau ngày cưới cũng thật là thảm hại.

    *Giá trị nhân đạo

    - Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật khiến hơn 2 triệu người chết đói


    - Đồng cảm và xót thương cho số phận của những người nghèo khổ

    - Thấu hiểu và trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khát khao hạnh phúc và niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp hơn

    2. Giá trị nghệ thuật


    - Tính huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa khi xây dựng tình huống lấy vợ trong hoàn cảnh khốn khổ sống nay chết mai vì cái đói.

    - Nghệ thuật trần thuật tự nhiên, hấp dẫn, giọng văn mộc mạc, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ lương và giàu sức gợi hình.


    IV. Tổng kết

    Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động

    Truyện thể hiện được tình cảnh thảm hại của nhân dân ta trong nạn đói 1945. Đặc biệt thế hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
     
    LỤC TIỂU HỒNG thích bài này.
    Last edited by a moderator: 20 Tháng mười 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...