Soạn bài Vợ Nhặt - Kim Lân - Ngữ văn 11, Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Hà, 15 Tháng chín 2023.

  1. Thanh Hà

    Bài viết:
    50
    MÌNH GỢI Ý CHI TIẾT NÊN CÁC BẠN CÓ THỂ VỪA XEM VỪA HIỂU SÂU BÀI HƠN. CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT! PHẦN 2 SẼ RA SỚM THÔI!

    I. Tác giả

    - Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài

    - Quê: Huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh

    - Chủ đề ông hướng tới là mảng đề tài người nông dân và nông thôn Bắc Bộ

    - Đóng góp văn học nổi bật nhất của ông thể hiện ở lĩnh vực truyện ngắn.

    + Với cách kể chuyện tự nhiên, hồn hậu, hóm hỉnh

    + Cách tái hiện sinh động, ngôn ngữ giao tiếp đời thường của người bình dân

    - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955) ; Con chó xấu xí (1962) ;..

    - 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

    [​IMG]


    II. Tác phẩm

    1. Chung

    - Viết về nạn đói năm Ất Dậu (1945)

    - Tiền thân của truyện là tiểu thuyết xóm ngụ cư mà Kim Lân viết sau Ccáh mạng vẫn còn dang dở vì bị thất lạc

    - Sau đó, tác giả dựa vào cốt truyện của tiểu thuyết này để viết truyện ngắn Vợ Nhặt.


    2. Trả lời câu hỏi

    A) Câu hỏi đầu đề

    - Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu 1945 xảy ra ở Việt Nam?

    + 1945, một năm mà ai nhắc tới cũng ám ảnh, kinh sợ, đặc biệt là những người phải chứng kiến tận mắt khi ấy vì cái đói bấy giờ đã bao trùm lấy Việt Nam

    + 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói vì thực dân Pháp bắt dân ta nhổ lúa trồng đay để phục vụ kháng chiến.

    + Người dân không có gì ăn, chết đói la liệt trên đường, tới nỗi người dân thấy điều đó là bình thường -> chấp nhận sự thật khốc liệt.

    + Người dân sống trong mùi gây của xác chết -> cuộc sống tối tăm tới cùng tận.

    ð Không thấy tương lai, sống nay chết mai, cái chết luôn rình rập.

    - Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong cuộc sống (như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? (Mời các bạn xem bên)

    B) Câu hỏi trong bài


    - Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh và cảm giác nào?

    + Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và năm ngổn ngang khắp lều chợ.

    + Người chết như ngả rạ

    + Không buổi sáng nao người dân trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp 3-4 cái thây nằm còng queo bên đường

    + Cảm giác "Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.


    - Tâm trạng của Tràng và người vợ nhặt được bộc lộ qua những biểu hiện bên ngoài?

    + Tràng:

    · Bật cười đáp lại mấy đứa trẻ trong làng

    · Phởn phơ khác thường, tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh

    · Nghiêm mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng khi thấy mấy đứa trẻ định trêu thị -> bảo vệ thị

    + Người vợ nhặt:

    · Không nói gì

    · Cắp cái thúng con đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt -> rón rén e thẹn, bớt đi tính đanh đá chua ngoa ở chợ

    · Khó chịu, nhíu cặp lông mày, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo


    - Người dân trong làng nghĩ và bàn luận gì khi thấy Tràng dẫn 1 người phụ nữ lạ về nhà?

    + Có người khẽ thở dài

    +" Ai đây nhỉ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên? "

    +" Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu "

    +" Quái nhỉ.. Hay là vợ cu Tràng? Ừ khéo mà vợ cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta còn e thẹn hay đáo để. "

    +" Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau qua thì này không? "

    - > Lo cho tương lai của hai người họ. Đồng thời, nói lên được suy nghĩ của người dân khi lâm vào mức đường cùng của cái nghèo, cái đói.


    - Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người" vợ nhặt "khi về đến nhà?

    + Tràng:

    ·" xăm xăm bước vào trong, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất "-> vội vàng dọn dẹp, ngại ngùng vì sự bừa bộn nhưng đổi lại thể hiện sự tiếp đón vui mừng, niềm nở. Anh chống chế bằng câu" Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy! "

    ·" Hắn đứng tây ngây giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ ";" hắn cũng không hiểu tại sao hắn lại sợ, lấm lét bước vội ra sân "-> Có lẽ hắn sợ thị sẽ nghĩ lại và thay đổi ý định sau khi thấy căn nhà của mình.

    · Loanh quanh hết chạy ra ngõ rồi lại vào sân nhìn trộm vào trong nhà, hắn nghĩ thầm" Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ? Xong lại cười một mình nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn chưa tin rằng hắn đã có vợ "Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?" -> Hắn vừa sốt ruột, vừa bồn chồn, vừa hoang mang lại vừa vui mừng

    => Hắn vô cùng mừng rỡ vì đã có vợ, hắn đón nhận một cách chân thành.

    + thị:

    · Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài -> cô đã hi vọng sẽ tìm được nhà ổn để có nơi dựa dẫm và lấp đầy cái bụng trong cái thì này nhưng hi vọng ấy đã dập tắt khi thấy căn nhà trống trải của Tràng,

    · Nhấp miệng cười nhạt nhẽo

    · Người đàn bà ngồi xuống mép giường -> điều không chắc chắn và có thể sẽ thay đổi ý định

    · "vẫn ngồi mép giường, ôm khư khư cía thúng, mặt bần thần -> cô hối tiếc, lo sợ không chắc chắn và hoang mang có nên rời đi hay không

    => Hối hận và thất vọng vì chuyện diễn ra không như cô mong đợi


    - Chú ý ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà:

    +" cong cớn "," ton ton "

    +" hai mắt rũng hoáy của thị sáng lên "

    +" cắm đầu vào ăn một chặp bốn bát bánh đúc "không chuyện trò gì

    +" cầm dọc đũa quệt qua ngang miệng "

    +" Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố "sau khi ăn xong, thị ngại và hỏi khéo Tràng, thăm dò xem đã có vợ hay chưa.

    - > tự nhiên, hớn hở, tham ăn lấp đầy cái bụng đói lâu ngày mà quên cả chuyện trò. Cô vui mừng vì nghĩ đã tìm được nơi dựa dẫm có cái ăn cái mặc thoát cảnh ngồi đầu đường xó chợ.


    - Việc Tràng chấp nhận hành động" theo về "của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

    Vô tư, bao dung và đầy tình thương người của anh Tràng hay chính con người dân Việt Nam ta

    Đối đãi với người lạ một cách chân thành không vụ lợi cũng chẳng nghĩ nhiều, đơn giản chỉ là muốn giúp người cùng cảnh ngộ.

    - Chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng của bà cụ Tứ trong tình huông này.

    +" phấp phỏng bước theo con vào trong nhà ";" đứng sững lại ";" ngạc nhiên "khi thấy có người đàn bà xa lạ ngồi trong nhà.

    +" Quai, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại gọi mình bằng u? Không phải con cái Đục. Ai thế nhỉ? "Hàng chục câu hỏi trong đầu bà thể hiện sự hoang mang đầy ngạc nhiên.

    +" hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn ";" nhìn kĩ người đàn bà lần nữa "-> không tin vào mắt mình.

    +" lập cập bước vào ";" băn khoăn "

    + Tới khi Tràng phân trần" Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau.. Chẳng qua nó cũng là cái số cả.. "thì bà mới hiểu ra chuyện đang diễn ra.

    + Bà" cúi đầu nín lặng "," kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt "," biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không "-> lo lắng về tương lai của hai người họ.

    +" khẽ thở dài, ngẩng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà, bà nghĩ thầm "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.. Thôi thì bổn phẩn bà là mẹ, bà chẳng lo lắng được cho con.. hết được." -> chấp nhận cả hai người con của mình. Bà tự trách bản thân và nghĩ về tương lai. Nếu là người khác có thể đã vội vàng hắt hủi người đàn bà ấy đi nhưng bà ngược lại còn lo lắng cho nhau. Ở đây sử dụng từ "lấy vợ được" thể hiện sự trân trọng người đàn bà ấy dù bà biết lí do người ta theo con trai mình.


    - Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào?

    + "ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.." nếu bằng lòng là sự chấp nhận thể hiện sự không thoải mái thì ở đây lại là "mừng lòng" sự trân thành từ trong tâm, thực sự vui vì con mình tìm được vợ và trân trọng người đàn bà ấy.

    + "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày.. về sau" -> động viên hai con về một tương lai sáng lạn hơn.

    + "con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân." Quan tâm tới cô, không hề xa lánh, ghét bỏ, coi cô như người trong nhà.

    + "lòng đầy thương xót", bà thầm thương người đàn bà này vì hoàn cảnh còn khổ sở hơn mình, không nơi nương tựa. Bà áy náy vì không cho cô được một cái đám cưới hoàn chỉnh, đẹp đẽ. "Nước mắt cứ chảy ròng ròng", "Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy.. u thương quá."

    - Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?

    Nhân vật Tràng

    - Chú ý những chi tiết miêu tả sự thay đổi của nhân vật của bà cụ Tứ và người "vợ nhặt" trong buổi sáng của ngày đầu tiên khi Tràng nhặt được vợ.

    + Cùng nhau dọn nhà cửa sân vườn "Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp.." -> bước đầu tiên để cả nhà hướng về tương lai.

    + Thị thay đổi khác hoàn toàn với người đàn bà chua ngoa hôm qua lúc ở chợ, cô chấp nhận làm vợ hiền con thảo, tập trung vào chăm sóc gia đình. Một lòng muốn gây dựng lại tu sửa nhà hay chính là cùng gây dựng tương lai xáng lạn của gia đình.

    + Bà cụ "nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên, xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa.. làm ăn có ăn cơ khấm khá hơn." Vui vẻ, tích cực cùng đồng lòng cùng con cái cùng bắt đầu lại thay đổi cuộc sống tối tăm trước kia.


    - Chú ý vai trò của chi tiết nồi chè khoán

    + Theo chúng ta biết chè khoán là chè kho, được nấu bằng đỗ (đậu xanh) nấu nhuyễn đặc.

    + Ở đây, bà cụ Tứ dùng từ ấy để giảm bớt sự đau buồn, đau khổ đói nghèo của nhà, tránh đi sự thật hiện thực phũ phàng rằng cái đói đang rất cận kề chúng ta.

    + Phải đói lắm rồi mới phải ăn cám. -> khốc liệt của chiến tranh và sự tàn ác của thực dân Pháp đối với người dân Việt Nam ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh khốn đốn.

    + Bà cố vui vẻ để các con mình đỡ cảm thấy tủi hờn nhưng sâu thăm ai cũng có suy nghĩ của riêng mình, không tránh nổi sự xót xa, đau lòng ấy.

    - > Từ đây, cũng thể hiện tấm lòng, sự trân trọng của người mẹ với con cái, có rau ăn rau có cháo ăn cháo, miễn là cùng nhau. Đồng thời thể hiện cái nhìn tích cực của người mẹ đôn đốc con cái cố gắng vì một tương lai thoát cảnh đói nghèo.


    - Tại sao bà cụ Tứ ngoảnh mặt vội ra ngoài, không dám để con dâu nhìn thấy mình khóc?

    Vì sợ con dâu thấy được sự bất lực của bà với hiện thực tàn khốc, tương lai mù mịt trước mắt. Bà sợ cái đói cái nghèo của cái thì này.

    - Tràng có tâm trạng như thế nào khi nghe câu chuyện mà người vợ nhặt kể?

    Tiếc nuối và một nỗi niềm sục sôi trong đầu Tràng về một tương lai được mở ra phía trước.

    - Hình ảnh "lá cờ đỏ" hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?

    Mở ra một con đường xáng lạn hơn, một sự thay đổi của xã hội của số phận con người Việt Nam lúc bấy giờ.

    PHẦN 2 SẼ RA SAU 2 HÔM NỮA! HẸN CÁC BẠN VÀO LẦN SAU NHA!
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng chín 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...