Soạn bài Viết Đoạn văn nêu Cảm nghĩ về Bài thơ Lục bát – Sách Cánh Diều, Ngữ văn 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 29 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Dàn ý Đoạn văn cảm nghĩ (cảm nhận) về một bài thơ:

    *Yêu cầu về nội dung:

    - Xác định chính xác tên bài thơ, tên tác giả.

    - Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ là gì, phân tích nội dung và hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung đó.

    - Đánh giá được giá trị, ý nghĩa của bài thơ

    *Yêu cầu về hình thức:

    - Viết 1 đoạn văn, có bố cục 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

    *Dàn ý chung:

    - Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của em về bài thơ đó.

    - Thân đoạn:

    + Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;

    + Cảm nhận, đánh giá về nội dung từng phần trong bài thơ (Hình dung, tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình trong bài thơ và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng)

    + Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà em thấy thích nhất.

    + Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.

    - Kết đoạn: Nhấn mạnh tình cảm của em đối với bài thơ.

    1. Định hướng

    Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Sách Cánh Diều, kiến thức Ngữ văn 6


    A) Định hướng:

    - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó.

    - Người viết cần trả lời câu hỏi: Bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì?

    - Đoạn văn em viết có thể chỉ nêu cảm nghĩ về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ lục bát mà em có ấn tượng và yêu thích.

    B) Để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, các em cần chú ý:

    - Đọc kĩ bài thơ, vừa đọc vừa liên tưởng, hình dung để hiểu nội dung bài thơ.

    - Lựa chọn một số yếu tố chi tiết, hình ảnh trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất để nêu cảm xúc, ấn tượng.

    - Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố.. nào trong bài thơ? Vì sao (nêu lí lẽ, dẫn chứng là cân thơ, từ ngữ để chứng minh)

    2. Thực hành - Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát, Sách Cánh Diều, Ngữ Văn 6

    Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: "À ơi tay mẹ", "về thăm mẹ") hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

    (Gợi ý: Các em nên chọn bài ca dao, hoặc bài thơ lục bát có số dòng ngắn thì sẽ dễ viết hơn, dễ trình bà cảm nghĩ hơn; đoạn văn sẽ không bị thiếu ý, sót ý).


    a) Chuẩn bị - trang 83

    - Đọc kĩ đề bài và xác định nội dung, yêu cầu của đề: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát đã học hoặc một bài ca dao đã học.

    - Chọn bài thơ mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ: Ví dụ bài ca dao

    Con người có cố, có ông,

    Như cây có cội, như sông có nguồn.

    - Đọc lại, đọc chậm rãi, đọc để hiểu nội dung bài thơ.

    b) Tìm ý và lập dàn ý – trang 83

    * Bước 1 - Tìm ý:

    Em tìm ý cho đoạn văn em sẽ viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

    - Bài thơ lục bát hoặc bài ca dao mà em thích là bài nào?

    Trả lời:

    Thích bài ca dao:

    Con người có cố, có ông,

    Như cây có cội, như sông có nguồn.

    - Nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào trong bài thơ làm cho em thích? Vì sao em thích?

    Trả lời:

    +Nội dung trong bài thơ làm em thích là bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, nói về mối quan hệ giữa con cháu với ông bà, tổ tiên

    + Hình thức nghệ thuật trong bài thơ làm em thích là thể loại ca dao dân gian, ngôn ngữ giản dị, gần gũi đời thường; biện pháp điệp ngữ và so sánh.

    - Em có suy nghĩ và cảm xúc gì về bài thơ?

    Trả lời:

    Đọc bài thơ, em nhớ đến công ơn của tổ tiên, và từ đó có cảm xúc biết ơn, tự hào, trân trọng những gì ông cha đã gây dựng nên.

    * Bước 2 – Lập ý:

    Em sẽ lập dàn ý đoạn văn mình sẽ viết theo các gợi ý trong Sách giáo khoa:

    - Mở đoạn: Giới thiệu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ của em về cả bài thơ.

    - Thân đoạn:

    Cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của từng phần trong bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.

    Nêu lên các lí do khiến em thích, ấn tượng với bài thơ này.

    Ví dụ: Về nội dung, bài thơ (bài ca dao) gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, mẹ, cha và những người thân.. ; Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát giản dị, các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo;..

    - Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ. Lời khuyên chung cho mọi người cùng thực hiện.

    Gợi ý trả lời:

    - Mở đoạn: Bài ca dao Con người có cố, có ông là tác phẩm hay thuộc chủ đề tình cảm gia đình, ca ngợi công lao của ông bà, tổ tiên

    - Thân đoạn:

    +Bài ca dao nói về lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên của mình.

    +Biện pháp điệp ngữ: Chữ có được lặp lại hai lần để nhắc nhở chúng ta rằng ai cũng có tổ tiên, cội nguồn, gốc gác nên dù đi đâu đi xa cách mấy chăng nữa thì hãy nhớ về nguồn gốc của mình.

    +Hình ảnh so sánh: Con người có gốc gác như cây có cội rễ, như sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển. Chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay là nhờ có ông bà, tổ tiên.

    +Bài học: Con cháu phải biết ghi nhớ công lao của tổ tiên, cha mẹ ông bà. Phải biết chung thủy hiếu thuận không được vong ơn bội nghĩa.

    + Kết đoạn: Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, giản dị. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở con cháu biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước.

    c) Thực hành Viết – trang 84

    Các em triển khai dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh, lô gic, mạch lạc. Tham khảo bên dưới:

    Đoạn văn mẫu

    Kho tàng ca dao Việt Nam có nhiều bài hay về chủ đề tình cảm gia đình ca ngợi cội nguồn, tổ tiên, các lớp người đi trước. Trong đó, bài "Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn" là một trong những bài ca dao hay nhất ca ngợi chủ đề này. Bài ca dao ca ngợi lòng biết ơn, sự thủy chung của con cháu đối với tổ tiên, cội nguồn, giống nòi của mình. Biện pháp điệp ngữ sử dụng thật giản dị mà thật hay. Chữ có được lặp lại hai lần để nhắc nhở chúng ta rằng ai cũng có tổ tiên, cội nguồn, gốc gác nên dù đi đâu đi xa cách mấy chăng nữa thì hãy nhớ về nguồn gốc của mình. Hình ảnh so sánh con

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    d) Kiểm tra và chỉnh sửa – trang 84

    Đọc lại đoạn văn đã viết. Đối chiếu với yêu cầu đã nêu ở mục 1. Định hướng và dàn ý ở mục 2. Thực hành để tự phát hiện các lỗi và biết cách sửa lỗi.

    Cần kiểm tra và sửa lỗi ở cả 2 khía cạnh: Nội dung (đảm bảo đúng vấn đề mà đề bài đã nêu) và hình thức của đoạn văn (bố cục, chính tả, diễn đạt).

    * * * Bài tiếp Đoạn Văn Ghi Lại Cảm Nghĩ Về Một Bài Thơ Lục Bát - Văn Mẫu

    ** (Cánh Diều) Soạn Bài Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Đi Tham Quan, Du Lịch Sẽ Được Mở Rộng
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...