Soạn bài: Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích, Văn 6 Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hậu Minh, 2 Tháng ba 2023.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    1. Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

    - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.

    - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.

    - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

    - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

    2. Phân tích bài viết tham khảo

    Văn bản: "Đóng vai nhân vật kể lại một truyện Thạch Sanh"

    Nội dung: Kể lại đoạn từ xuất thân của Thạch Sanh đến đoạn đánh thắng đại bàn.

    - Trung thành với truyện gốc vừa có một số sáng tạo (thêm chi tiết, đặc biệt là diễn biến trận đấu đại bàng; cách nhấn lướt các chi tiết, sự kiện; thêm vào các đánh giá cá nhân của nhân vật)

    - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất xưng "ta" nhập vai Thạch Sanh sau khi lên ngôi vua.

    - Đoạn đầu mở bài bằng lời chào, cách đặt câu hỏi, hứa hẹn.. thu hút người đọc.

    - Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian, tập trung vào các chi tiết kì ảo.

    - Tập trung khai thác những suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật được đóng vai.

    - Phần kết thúc bài: Nêu lí do kết thúc, tóm lược các sự kiện tiếp theo, nêu bài học tâm đắc.

    [​IMG]

    II. Thực hành viết theo các bước

    Đề bài: Hãy đóng vai một nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích

    Bước 1. Trước khi viết


    A. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng:

    - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

    - Đại từ xưng hô: Ta, tôi, mình, tớ.. phù hợp với địa vị, giới tính.. của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể.

    b. Chọn lời kể phù hợp:

    - Đóng vai một nhân vật cụ thể: Giới tính, tuổi tác, địa chỉ.. của nhân vật để lựa chọn lời kể phù hợp.

    - Tính chất lời kể: Vui, buồn, thân mật, nghiêm trang.. phải phù hợp với nội dung và bối cảnh kể.

    c. Ghi những nội dung chính của câu chuyện

    - Cần ghi nhớ và tôn trọng những chi tiết đã biết về nhân vật cũng như cốt truyện gốc.

    - Dự kiến những yếu tố, chi tiết sẽ được sáng tạo thêm.

    - Có thể lập một bản tóm tắt các sự kiện, tình tiết theo thứ tự trước sau để dễ dàng ghi nhớ và kể lại.

    d. Lập dàn ý

    * Mở bài: Đóng vai nhân vật để giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

    * Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện:

    - Xuất thân của các nhân vật.

    - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

    - Diễn biến chính:

    + SV1: + SV2: + SV3:

    * Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện

    Bước 3: Viết bài:

    Chú ý:

    - Nhất quán về ngôi kể.

    - Kể lại câu chuyện:

    + Dựa vào truyện gốc: Nhân vật, sự kiện, ngôn ngữ..

    + Có thể sáng tạo: Chi tiết hóa những chi tiết còn chung chung; gia tăng yếu tố kì ảo, tưởng tượng; tăng cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của người kể chuyện; tăng thêm miêu tả, bình luận, liên tưởng..

    Bước 4: Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

    * Kiểm tra, điều chỉnh bài viết theo bảng gợi ý sau:

    - Ngôi kể thứ nhất

    - Người kể chuyện đóng vai nhân vật.

    - Có sự tưởng tượng, sáng tạo thêm không thoát li khỏi truyện.

    - Có sắp xếp hợp lí các chi tiết và đảm bảo có sự kết nối giữa các phần.

    - Có bổ sung thêm các yếu tố miêu tả, thể hiện cảm xúc của nhân vật.

    - Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt

    Ví dụ: Hãy đóng vai một nhân vật người em để kể lại một truyện cổ tích Cây khế:

    1. Trước khi viết

    A. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng


    - Ngôi kể sẽ là ngôi thứ nhất: Tôi.

    b. Chọn lời kể phù hợp

    - Hoàn cảnh nhân vật: Người em đã có cuộc sống khá giả, người anh đã mất,

    - Tính chất lời kể buồn, ngậm ngùi, thương xót

    c. Ghi những nội dung chính của câu chuyện

    - Giới thiệu thân phận: Gia cảnh, cuộc sống vất vả, chịu ơn giúp đỡ của chim thần

    - Kể lại câu chuyện phân chia tài sản.

    - Kể lại chuyện chim đại bàng đến ăn khế trả vàng.

    - Kể lại câu chuyện của người anh.

    - Đưa ra ý nghĩa câu chuyện.

    d. Lập dàn ý

    - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

    - Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

    + Xuất thân của các nhân vật.

    + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

    + Diễn biến chính:

    - Sự việc 1.

    - Sự việc 2.

    - Sự việc 3

    * * *

    - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
     
    Ngọc Thiền Sầu thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...