Soạn bài Về thăm mẹ - Ngữ văn 6 - Sách Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 11 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Soạn Bài "Về Thăm Mẹ" - Đinh Nam Khương

    Ngữ Văn 6 - Sách Cánh Diều

    Con về thăm mẹ chiều đông

    bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

    mình con thơ thẩn vào ra

    trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.

    Chum tương mẹ đã đậy rồi

    nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

    áo tơi qua buổi cày bừa

    giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.

    Đàn gà mới nở vàng ươm

    vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

    bất ngờ rụng ở trên cành

    trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

    Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

    rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

    A. Khái quát Kiến thức cơ bản bài thơ: Về thăm mẹ - Sách Cánh diều - Ngữ Văn 6, tập 1

    - Tác giả Đinh Nam Khương (1948 – 2018), quê quán ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông từng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Những giải thưởng văn chương: Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 của Báo Văn nghệ; Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội; Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 của Báo Văn nghệ; Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 – 2003

    - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết về buổi thăm mẹ của tác giả.

    - Thể thơ: Thơ lục bát

    - Ngắt nhịp: 2/2/2 - 4/4

    - Hình ảnh thơ: Bình dị, thân thuộc gắn liền với gia đình

    - Bố cục: Bài thơ được chia thành 4 khổ thơ:

    +Khổ 1, 2, 3: Mỗi khổ có bốn dòng thơ.

    + Khổ 4: Có hai dòng thơ.

    - Giá trị nghệ thuật: Ẩn dụ nón mê; áo tơi.. Sử dụng từ ngữ trong bài thơ giàu tính gợi hình về quê hương, sử dụng từ láy.. có tác dụng tạo ra âm điệu nhẹ nhàng như tình cảm ấm áp người mẹ dành cho người con..

    - Nhân vật trữ tình: Là người con

    - Nội dung: Con bộc lộ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ về những điều mà người mẹ đã hi sinh, dành dụm cho bản thân mình khi về thăm nhà.

    B. Soạn bài – trả lời câu hỏi Sách giáo khoa - Ngữ Văn 6 – Hay nhất

    1. Chuẩn bị

    - Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em là hồi hộp và nhớ nhung mọi người và mong chờ từng giây phút được gặp lại. Điều tuyệt vời nhất là cảm giác được ở bên cạnh những người mình thân yêu nhất.

    2. Đọc hiểu

    a) Trả lời 3 Câu hỏi trong bài thơ, trang 40:

    ? 1. Từ nhan đề bài thơ Về thăm mẹ và tranh minh họa, người trong tranh là ai? Tâm trạng của người đó như thế nào?

    Trả lời:

    - Từ nhan đề bài thơ "Về thăm mẹ" và tranh, người trong tranh là người con đang sống xa nhà một thời gian dài, trở về nhà, thăm gia đình, thăm mẹ.

    (Tranh minh họa: Minh họa một người con trai ngồi bệt ở thềm, trước cửa nhà, nhìn ra sân với gà và căn chòi bếp. Anh có dáng ngồi lưng cong, khom xuống, hơi xiêu vẹo, buồn ủ rũ như đang có một nỗi buồn hoặc nỗi cô đơn, một tâm sự thầm kín không nói nên lời.

    Nhan đề bài thơ: Gợi lên một nỗi niềm mong chờ được về mái nhà, được thăm mẹ, thăm cuộc sống mà mình đã xa bấy lâu nay. Nhưng tranh minh họa chỉ có hình ảnh mảnh vườn, nên có thể hiểu là người mẹ của chàng trai đang đi vắng, chưa về).

    - Tâm trạng của người đó: Có thể đang chất chứa suy tư, buồn vì vắng mẹ, bồi hồi nhớ kỉ niệm thơ ấu với người mẹ.

    ? 2. Chú ý thể thơ; chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ.

    Trả lời:

    - Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát, gồm một câu lục và một câu bát đi liền thành cặp, bài có nhiều cặp lục bát.

    - Chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục (dòng 6 tiếng) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (dòng 8 tiếng), tiếng thứ tám của dòng bát đó gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (đông – không; nhà – ra – òa; rơi – rồi – ngồi; mưa – bừa – hờ; rơm – ươm – nơm; vành – cành – dành; con – hơn – đơn).

    - Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.

    - Hình ảnh trong bài thơ chủ yếu liên quan đến cuộc sống làng quê: bếp chưa lên khói, chum tương, áo tơi, đàn gà, trái na..

    ? 3. Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?

    Trả lời:

    Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn.." có tác dụng:

    - Nhằm kéo dài âm điệu tình cảm, cảm xúc của nhân vật người con thương nhớ mẹ mình khi trở về thăm mẹ.


    - Thể hiện những tình cảm yêu thương, biết ơn, trân trọng của người con dành cho người mẹ mà không thể nói ra bằng lời.

    b) Trả lời 6 Câu hỏi cuối bài - trang 41

    Câu 1. Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).

    Trả lời:


    - Bài thơ là lời của người con trai - nhân vật trữ tình khi về thăm quê.

    - Thể hiện cảm xúc về người mẹ nơi quê nhà khi về thăm quê.

    - Bài thơ là lời của người con trai thể hiện nỗi nhớ của mình đối với mẹ mình sau một thời gian dài trở về thăm mẹ

    Đó là những cảm xúc nhớ thương nghẹn ngào và trân trọng, biết ơn những điều mà người mẹ đã tần tảo chưm lo, hi sinh, dành dụm cho con.

    Câu 2. Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?

    Trả lời:

    - Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những thứ có khi đã cũ sờn, cũng có những thứ mới mẻ nhưng người mẹ vẫn tận tụy, vẫn chăm lo cho ngôi nhà và vẫn dành tình thương cho cậu, dành dụm những gì ngon nhất cho cậu. Đó là những hình ảnh: Chiều đông, bếp chưa lên khói, òa mưa rơi, chum tương mẹ đã đậy, nón mê, áo tơi khoác người rơm, đàn gà mới nở vàng ươm vào ra quanh nơm, trái na cuối vụ rụng trên cành.

    - Những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, bình dị của thôn quê ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gần gũi, thân thiết, tình yêu sâu đạm và gắn bó sâu sắc với quê nhà nên vẫn luôn nhớ như in từng hình ảnh nơi quê nhà.

    Câu 3: Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.

    Trả lời:

    Chum tương mẹ đã đậy rồi

    nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

    áo tơi qua buổi cày bừa

    giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.

    - Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ " nón mê", "áo tơi", tượng trưng cho sự vấ vả, nhọc nhằn, cần mẫn, lam lũ của người mẹ quanh năm dầm mưa dãi nắng với ruộng vườn, nhà cửa đến mức áo tơi chỉ còn ngắn lủn củn, chiếc nón thì trở nên cũ và rách nát.

    - Nhân hóa: Đứng, ngồi dầm, khoác hờ

    - Đối lập; đứng – ngồi, xưa – nay,

    *Tác dụng: Gây ấn tượng, nhấn mạnh, làm nổi bật ấn tượng về những cảnh vật giản dị, đơn sơ nhưng là những ký ức đẹp đẽ của con.

    Câu 4: Điều gì làm người con "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn.." ?

    Trả lời:


    Con "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn.." là khi nhìn thấy tất cả những điều ở nhà, đó là:

    - Khi thấy mọi vật trong nhà đều do bàn tay mẹ tần tảo, cần mẫn vun vén, xếp đặt, chăm chút, chăm lo của mẹ cho ngôi nhà và gia đình (chum tương đã đậy, chăm chút đàn gà mới nở, vườn cây)

    - Khi thấy sự chứt chiu, tiết kiêm, và cuộc sống khó khăn, vất vả, lãm lũ mà người mẹ đã trải qua (chiếc nón mê tàn, cái áo tơi cũ mòn)

    - Khi hiểu mẹ vẫn luôn lo nghĩ, chăm sóc, dành dụm thứ ngon nhất cho anh (dành cả trái na cuối vụ).

    - > thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, nỗi nhớ mong con khi con xa nhà đã lâu.

    Câu 5: Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: "Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm." .

    Trả lời:


    Hai câu "Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm." không tuân theo quy luật thơ lục bát, thể hiện sự đột phá trong việc sử dụng thể thơ của tác giả đồng thời có ý nghĩa những gì thân thuộc khi xưa đã không còn như cũ khi anh rời đi quá lâu. Cụ thể:

    - Không gieo vần (tiếng thứ 6 ở câu lục: bừa – còn tiếng thứ 6 ở câu bát lại là hờ).

    - Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2, 4, 6. Câu lục là B – T – B (tơi – buổi – bừa ) ; câu bát là B – T – B – B (còn – củn – hờ – rơm ).

    Câu 6: Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh họa hoặc miêu tả bằng lời văn.

    Trả lời :(các em dựa vào nội dung bài thơ, để diễn đạt thành đoạn văn xuôi)

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài tiếp theo:

    Soạn bài Thực hành tiếng Việt – Sách cánh diều Văn 6

    Chúc các em học tốt. Pikachu!
     
    Admin, Jancyha, 4verlove9520 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 9 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...