[Soạn bài] Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 19 Tháng mười hai 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (trích Đạo đức và luân lí đông tây) PHAN CHÂU TRINH

    I. Tác giả:

    1. Cuộc đời


    - Phan Châu trinh (1872-1926) tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ. Quê ở Phù Ninh. Quảng Nam.

    - Ông đỗ Phó bảng, ra làm quan thời gian ngắn rồi đi làm cách mạng. Ông chủ trương dựa vào Pháp để cải cách làm cho dân giàu nước mạnh để tạo nền độc lập cho quốc gia.

    - Ông bị bắt đày ra Côn đảo.

    - Năm 1925, Phan chu trinh về Sài Gòn diễn thuyết rồi qua đời

    - Ông là một trong những nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc.

    2. Đặc điểm thơ văn Phan Châu Trinh - Yêu nước và tinh thần dân chủ.

    - Hùng biện và lập luận chặt chẽ

    - Dạt dào cảm xúc về đất nước con người.

    II. Đoạn trích "Về luân lí xã hội ở nước ta"

    1. Mục đích sáng tác của áng văn chính luận Về luân lí xã hội ở nước ta


    - Phê phán giai cấp quý tộc phong kiến.

    - Đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí. - Chỉ ra nguyên nhân mất nước là do người dân Việt Nam đánh mất đạo đức, luân lí truyền thống.

    2. Theo Phan Châu Trinh, sự lớn mạnh của các nước phương Tây là do các Cơ sở:

    - Có nền đạo đức luận lí dân chủ.

    – Có đoàn thể, có công đức, biết giữ lợi chung.

    – Kiên quyết và kiên trì đấu tranh cho đến khi đòi được sự công bằng về một vấn đề nào đó trong xã hội.

    3. Chủ đề

    - Chỉ rõ thực trạng đen tối của đất nước.

    - Nhấn mạnh tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ.

    - Hướng về tương lai tươi sáng độc lập, tự do cho tổ quốc.

    4. Những ưu điểm, nhược điểm của luân lí xã hội Việt Nam xưa và nay

    Ưu điểm xưa:

    – Đã biết sống thì phải biết bênh vực nhau.

    – Không đến nỗi lơ láo, ù lì như ngày nay.

    Nhược điểm nay:

    – Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ với mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả.

    - Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai.

    - Ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh hót.

    5. Nội dung của đoạn văn: Dân khôn mà chi Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý

    - Xót xa cho tình cảnh dân chúng.

    - Đả kích bọn vua quan.

    6. Đối tượng bị phê phán chỉ trích trong văn bản

    - Cánh nho học ba bốn trăm năm trở lại đây

    - Cảnh tây học làm kí lục, thông ngôn, bồi bếp làm quan.

    - Nhà Vua.

    7. Quan niệm xã hội chủ nghĩa của tác giả

    – Có tinh thần đoàn thể

    - Biết yêu thương giống nòi, biết bênh vực nhau.

    – Biết đấu tranh đòi lẽ công bằng.

    8. Sự lập luận và nội dung các đoạn được đánh số 1, 2, 3

    - Các phần đó tuân theo mạch diễn giải: Thực trạng chung, những biểu hiện cụ thể và đề xuất giải pháp.

    - Nội dung của ba đoạn đó là:

    + Nước ta chưa có luân lí xã hội.

    + Ở châu Âu, luân lí xã hội đã phát triển cao. Trước đây, ta cũng có luân lý, nhưng nay đã sa sút. Dân thì quên nghĩa vụ của mình, vua thì không muốn dân có tinh thần đoàn thể..

    + Nước nhà muốn được độc lập, tự do thì phải tuyên truyền luân lí xã hội, để mọi người biết đoàn kết, biết lo cho quyền lợi của nhau..

    9. Qua văn bản, Phan Châu Trinh để lại trong anh (chị) ấn tượng gì sâu sắc?

    – Đấy là một sĩ phu yêu nước tràn đầy dũng khí.

    – Một tri thức am hiểu sâu sắc nhược điểm lớn của dân tộc.

    – Một tinh thần và ý chí quyết liệt trong việc chấn hưng tinh thần và ý thức dân tộc.

    - Một cây bút nghị luận tài ba.

    – Một tác giả sử dụng thành công giọng điệu hùng biện, đanh thép, xen từ tốn, mềm mỏng cảm thán với đả kích.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng mười hai 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...