Soạn bài: Tuổi thơ tôi – Ngữ văn 6, sách Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng mười một 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức ngữ văn

    *Tác giả

    - Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955), quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

    - Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

    - Văn phong của ông tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên.

    - 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ.

    - Ông được Hội Nhà văn TP HCM chọn ông là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

    - Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

    [​IMG]

    *Văn bản

    - Xuất xứ: Văn bản được in trong Sương khói quê nhà, 2012.

    - Bố cục: 3 phần.

    + Phần 1 (Từ đầu đến dế mọi, dế cơm) : Câu chuyện về Lợi và dế lửa.

    + Phần 2 :(Tiếp đến ghét nó nữa) : Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn.

    + Phần 3 (Còn lại) : Tang lễ của dế lửa.

    - Thể loại: Hồi ký.

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

    - Giá trị nội dung:

    Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.

    - Giá trị nghệ thuật:

    + Thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói.

    +Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em, khiến câu chuyện diễn ra sinh động, ấn tượng.

    [​IMG]

    ** Chuẩn Bị Đọc

    Câu hỏi. Em từng vô ý làm tổn thương người khác hay chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào?

    Trả lời

    - Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em.

    - Sự việc xảy ra:

    + Cách đây vài tháng, trong một lần chơi cầu lông, bạn em đã liên tục để thua liên tiếp hai hiệp. Thấy bạn hôm nay chơi dở quá, em đã gằng vợt từ tay bạn để trêu chọc bạn. Nhưng vô tình làm đứt lưới vợt của bạn. Bạn đã giận em cả tuần liền. Đến tận sau này em vẫn rất áy náy vì vô ý làm tổn thương người bạn thân của em.

    ** Trải Nghiệm Cùng Văn Bản

    Câu 1. Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

    Trả lời

    Lợi nhất quyết không bán, không đổi chú dế lửa cho bạn vì:

    +Dế lửa rất khỏe, đánh nhau không ai bì lại được. Con này nổi tiếng lì đòn, có hàm răng khỏe, dễ dàng cắn đứt những con dế than to gấp đôi.

    +Có dế lửa trong tay thì Lợi như nắm chắc phần thắng.

    Câu 2. Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?

    Trả lời

    - Em dự đoán chuyện xảy ra tiếp theo là Lợi bị thầy thu hộp diêm đựng chú dế lại, và Lợi sẽ mất chú dế của mình.

    - Em căn cứ vào chi tiết: Cả lớp đang chăm chú học bài nhưng Bảo tóm quần Lợi.. bảo cầm hộp diêm nhốt dế, lắc qua lắc lại thật mạnh. Con dế dế kêu lên inh ỏi.

    Câu 3 . Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

    Trả lời

    - Thái độ của các bạn đối với Lợi:

    +Ganh tị với Lợi khi thấy Lợi có con dế lửa nên bày trò trọc cậu.

    +Sau khi thấy Lợi khóc vì con dế đã chết, lòng họ cũng chùng xuống, không thể vui nổi vì đã vô ý làm tổn thương Lợi, thấy có lỗi với Lợi rất nhiều.

    - >Các bạn đã nhận ra sự ích kỉ, đố kị của bản thân, biết hối hận trước trò chọc ghẹo của mình.

    ** Suy Ngẫm Và Phản Hồi

    Câu 1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

    Trả lời

    Ấn tượng chung của em về văn bản là cách kể chuyện chân thực, dí dỏm với những tình huống thú vị. Nội dung câu chuyện rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.

    Câu 2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.

    Trả lời

    Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là:

    *Trước khi có dế:

    - Trùm sò (Lợi là thằng trùm dò nổi tiếng trong lớp tôi)

    - Thu vén cá nhân (Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện thu vén cá nhân)

    - Trả công (đứa nào nhờ nó chuyện gì, nó cũng đòi trả công, và ra giá)

    - Làm giàu bằng cách đó.

    - >Tính của Lợi thực tế đến thực dụng

    *Sau khi có dế:

    - Rất yêu quý dế lửa, ai đổi gì cũng không đổi

    - > Lợi sống tình cảm, yêu động vật.

    *Khi dế lửa chết:

    - khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế

    - > Lợi có tính hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu, đáng quý, yêu động vật, giàu tình cảm

    Câu 3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

    Trả lời

    - Phản ứng của Lợi: Khi biết dế lửa chết, Lợi đã khóc rưng rức, mắt đỏ hoe, nước mắt nước mõi chảy ròng ròng

    - Vì Lợi yêu quý chú dế này. Đối với Lợi, con dế ấy là báu vật. Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đối thủ của mình. Lợi sợ sẽ thua các bạn trong những trò chơi sau và vì

    Câu 4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

    Trả lời

    - Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành rất trang trọng.

    - Những chi tiết thể hiện điều đó là:

    + Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó.

    + Nó đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.

    + Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến.

    - Ai cũng im lìm, buồn bã và trang nghiêm.

    + Tôi cầm quốc, Lợi đào đất. Tôi cố đào thật sâu và vuông vức.

    + Cả bọn ném sỏi vào quan tài của chú dế và ném cho thật đầy.

    +Thầy đặt một vòng hoa kết bằng những bông tim tím

    Câu 5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:

    a) Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

    Trả lời

    A) Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi.

    - Bởi vì:

    + Lợi là bạn thân của tác giả và đang được tác giả hồi tưởng lại tuổi thơ trong đó có Lợi. Trong câu chuyện hồi tưởng về tuổi thơ của tác giả Lợi có một dấu ấn sâu đậm.

    b) Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.

    Trả lời

    - Dế lửa không phảilà nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn. Lúc đầu, nó chỉ là nhân vật gây sự chú ý, soi mói, ghen tị với cái bạn của Lợi, tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi,

    - Mà nó là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Giúp các bạn biết hối lỗi, nhận ra sai lầm và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế ( "Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa." hay "đám tang chú dế bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.")

    Câu 6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phú đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

    Trả lời

    - Cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phú đối với Lợi. Đó là cả thầy Phú và các bạn hiểu rằng Lợi là cậu bé nhân hậu, yêu động vật, dễ gần, dễ mến nên thầy và các bạn đã yêu quý Lợi hơn.

    - Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện chân thực và sâu sắc hơn: Từ sự ganh tị, ghen ghét, hay để ý nhau của những đứa trẻ đã thay đổi

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

    Trả lời

    Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được 3 bài học về cách ứng xử là:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...