Soạn bài: Tức nước vỡ bờ - Có đề kiểm tra Đọc hiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 25 Tháng tám 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    - Ngô Tất Tố (1893- 1954). Quê quán: Làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)

    - Những tác phẩm tiêu biểu: Lều chõng, Việc làng, Đề Thám..

    - Phong cách sáng tác: Ông là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học trước Cách mạng, thơ ông mang đậm dấu ấn hiện thực, ông thường viết cuộc sống ngừi nông dân trong xã hội phong kiến, ở đó luôn có sự bế tắc không lối thoát

    2. Văn bản

    * Hoàn cảnh sáng tác

    - Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn- tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố

    - Thể loại: Tiểu thuyết

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    * Tóm tắt

    Chỉ vì đóng thiếu một suất sưu cho người em trai đã mất mà anh Dậu bị bọn cai lệ bắt trói, bị đánh đập đến ngất tưởng như sắp chết nên chúng trả về nhà. Sáng sớm hôm sau, được người hàng xóm tốt bung jcho ít gạo, chị Dậu nấu vội bát cháo, thổi, mời chồng ăn. Khi anh Dậu còn đang cố húp bát cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sấn sổ định bắt trói anh. Chị Dậu liên tiết ba lần van xin nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha, còn chửi mắng. Chị đành nói lý, chúng còn đe dọa và bịch và ngực chị. Tức nước vỡ bờ, chị vùng lên phản kháng bằng hành động, đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

    *Bố cục: Hai phần

    - Phần 1 (từ đầu.. ăn có ngon miệng hay không) : Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

    - Phần 2 (còn lại) : Cảnh chị Dậu phản kháng.

    II. Soạn bài: Tức nước vỡ bờ - Câu hỏi đọc hiểu

    1. Tình thế gia đình chị Dậu

    a. Câu hỏi đọc hiểu:

    Câu 1. (trang 32) Chi tiết thể hiện tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:

    - Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: Bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

    - Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.

    - Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.

    b. Nhận xét:

    - Gia đình chị lâm vào tình thế nguy khốn, khốn cùng, cùng đường. Đó là:

    + Thiếu sưu, nhà không còn của cải đáng giá.

    + Đã bán một đứa con gái, cả ổ chó, hai gánh khoai để nộp suất sưu cho em chồng. Nhà không còn gì, con đang đói

    + Anh Dậu bị bệnh, bị đánh trói đến ngất, khi chúng trả về, anh mới tỉnh

    + Bọn tay sai đến đốc thúc nộp sưu

    - Qua đó thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân trước cách mạng tháng Tám

    2. Nhân vật cai lệ

    a. Câu hỏi đọc hiểu:

    Câu 2 (trang 32sgk) Chi tiết kể cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

    + Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

    + Tay sai chuyên nghiệp, đánh trói người là "nghề" của hắn.

    + Xưng hô xấc xược, đểu cáng "ông- thằng"

    - Thể hiện bản chất hung bạo, dữ tợn: Trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

    - Ngôn ngữ của hắn thú tính, hắn chỉ biết thét, quát, hầm hè

    Câu 3: Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) :

    - Chị Dậu nhẫn nhịn, chịu đựng:

    + Ban đầu "van xin tha thiết", lễ phép xưng "cháu" gọi "ông"

    + Chỉ đến khi cai lệ "bịch luôn vào ngực chị.. mấy bịch rồi sấn đến trói anh Dậu" không chịu được nữa, chị mới liều mạng cự lại.

    + Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên "chồng tôi đau ốm.. hành hạ" -> xưng hô "tôi" – "ông" ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.

    + Sau khi cai lệ "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" chị "nghiến răng" : "Mày trói chồng bà đi" -> chuyển xưng hô từ tôi- ông sang mày- bà.

    + Đẩy tên cai lệ ngã chỏng quèo, túm tóc lẳng tên người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm.

    => sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí. Chị Dậu là nhân vật yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh.

    b. Nhận xét

    - Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn bạo, hung ác, nhẫn tâm, mất hết tính người, dám làm những chuyện bất nhân. Mở miệng ra là chỉ có quát, hét, hầm hè như loài lang sói.

    - Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: Độc ác, hung hãn, không có tính người.

    - Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động: Tên cai lệ nổi bật là tên côn đồ, vũ phu

    - Qua việc miêu tả lối hành xử của cai lệ, nhà văn tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời

    3. Nhân vật chị Dậu

    - Là người vợ luôn yêu thương chăm sóc chồng chu đáo: Chăm sóc anh Dậu khi anh Dậu bị đánh ngất

    - Vì sự an toàn của chồng, chị đã nhẫn nhục van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng

    - Khi chúng đánh chị và sấn tới để trói anh Dậu, chị đã vùng lên đấu tranh, đánh ngã bọn này.

    - Chị Dậu là một phụ nữ lao động giàu lòng yêu thương, nhường nhịn mà cũng tiềm tàng tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

    ⇒ Qua đây, ta thấy sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương, tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân vốn hiền lành, chất phác

    III. Tổng kết

    1. Giá trị nội dung

    - Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

    2. Giá trị nghệ thuật

    - Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch

    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí.

    - Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt.

    IV. Câu hỏi - Đề bài ôn tập - Ngữ văn lớp 8

    Đề số 1:


    Đề bài: Em hãy đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

    "Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

    - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

    Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

    - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

    Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.."

    (Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)

    1. Phần trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

    2. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong phần trích trên.

    3. Nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản mà em đã xác định ở câu 1.

    4. Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ giữa các vế trong câu sau:

    Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

    5. Đặt 1 câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao chị Dậu lại phản kháng với bọn cai lệ như vậy?

    6 Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Từ văn bản có đoạn trích được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?

    7 Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng)

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề số 2

    Câu 1. Nêu ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ.

    Câu 2. Nhận xét cách xây dựng tình huống truyện.

    Câu 3. Vì sao nói đây là đoạn truyện tuyệt khéo?

    Câu 4. Vì sao nói qua đoạn trích, Ngô Tất Tố đã sui người nông dân nổi loạn? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm:

    Tưởng tượng mình là người được chứng kiến - Kể lại cảnh chị Dậu phản kháng lại tên cai lệ - Văn 8

    Lão Hạc – Soạn bài - Tóm tắt – Đề kiểm tra văn bản Ngữ văn 8

    Chúc các em học tốt.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng chín 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...