Soạn bài tự đánh giá: Xử kiện - Ngữ văn 10, Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 22 Tháng mười một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Tuồng được chia làm hai loại: Tuồng cung đình (viết về đề tài trung với vua, bảo vệ đất nước) ; và tuồng hài (đề tài sinh hoạt, phản ánh hiện thực xã hội, viết về những sự việc, tình huống gây cười).

    Xử kiện là một trích đoạn trong vở tuồng hài Nghêu, Sò, Ốc, Hến nổi tiếng. Bài soạn định hướng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sau đây cung cấp các kiến thức cơ bản khi học sinh tiếp cận văn bản.


    Tự đánh giá: Xử kiện - Trích tuồng: Nghêu - Sò - Ốc - Hến

    Câu 1. Sự việc trong đoạn trích diễn ra ở đâu?

    A. Chốn huyện nha

    B. Nhà Thị Hến

    C. Nhà Trùm Sò

    D. Nhà Đề Hầu

    Gợi ý trả lời:

    Đáp án: A . Chốn huyện nha (do Thị Hến không biết, mua phải đồ ăn cắp nên bị kiện lên quan)

    [​IMG]

    Câu 2. Thành ngữ cú nói có, vọ nói không trong lời của Huyện Trìa có ý nghĩa là gì?

    A. Lời khai của Trùm Sò mâu thuẫn, không trung thực.

    B. Lời trình của Đề Hầu mâu thuẫn với lời khai của Trùm Sò và Thị Hến.

    C. Lời khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thỏa đáng.

    D. Lời khai của Thị Hến và Đề Hầu và Huyện Trìa không thống nhất.

    Gợi ý trả lời:

    Đáp án: C . Lời khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thỏa đáng.

    Câu 3. Phương án nào phát biểu đúng về nhân vật Thị Hến trong văn bản?

    A. Bị Trùm Sò hống hách, ỷ thế phú gia vu oan tội tàng trữ đồ ăn trộm, bắt giải quan.

    B. Chăm chỉ lao động, không làm việc gì bất chính.

    C. Khai báo trung thực, đầy đủ.

    D. Lợi dụng thói háo sắc của Huyện Trìa và Đề Hầu để tìm cách thoát tội.

    Gợi ý trả lời:

    Đáp án: D . Lợi dụng thói háo sắc của Huyện Trìa và Đề Hầu để tìm cách thoát tội.

    Câu 4. Dòng nào thể hiện nhận xét đúng về việc xử kiện của Huyện Trìa và Đề Hầu trong văn bản?

    A. Đổi trắng thay đen.

    B. Con kiến mà kiện củ khoai.

    C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.

    D. Có tiền mua tiên cũng được.

    Gợi ý trả lời:

    Đáp án: A . Đổi trắng thay đen.

    Câu 5. Văn bản Xử kiện có gì giống với các văn bản khác trong Bài 3?

    A. Đều là kịch bản sân khấu dân gian.

    B. Đều thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ.

    C. Đều thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

    D. Đều thể hiện tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội.

    Gợi ý trả lời:

    Đáp án: A . Đều là kịch bản sân khấu dân gian.

    Câu 6. Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên là gì?

    Gợi ý trả lời:

    Tiếng cười trong đoạn trích được tạo ra từ tình huống Huyện Trìa xử kiện không theo luật pháp (tang chứng, vật chứng) mà dựa vào sắc đẹp. Thấy Thị Hến xinh đẹp lại ăn nói khéo léo, ngọt ngào, Huyện Trìa liền bày trò ve vãn: "Hãy xuống lên hầu hạ cho liên/ Phương lợi hại rồi ta sẽ tính". Từ đó biến có thành không, đen thành trắng, xử thắng cho Thị Hến; lại còn kết tội kẻ bị mất trộm là Trùm Sò: "Ỷ phú gia hống hách/ Hiếp quả phụ thân cô".

    Câu 7. Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện.

    Gợi ý trả lời: Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện hướng tới việc phê phán:

    - Bọn quan lại sai nha hám gái chốn huyện đường; biến nơi thực thi pháp lí thành chốn ve vãn gái đẹp.

    - Bọn mang danh "phụ mẫu chi dân" mà coi thường luật pháp, đổi trắng thay đen, tùy tiện xử người, muốn cho ai thắng được thắng, kết tội ai người đó phải chịu.

    Câu 8. Đặc điểm của kịch bản tuồng được thể hiện ở văn bản Xử kiện như thế nào?

    Gợi ý trả lời: Đặc điểm của kịch tuồng được thể hiện qua văn bản Xử kiện là:

    - Có cốt truyện (màn xử kiện của Huyện Trìa), có các nhân vật kèm lời thoại của các nhân vật, có các chỉ dẫn sân khấu..

    - Có sự kết hợp của ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo, trang trí sân khấu..

    Câu 9. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về bản án mà Huyện Trìa đưa ra.

    Gợi ý trả lời:

    Là người mang danh phụ mẫu chi dân, lẽ ra Huyện Trìa phải xử kiện công minh, dựa trên tang chứng, vật chứng, xét xử đúng người, đúng tội. Nhưng trong đoạn trích này, Huyện Trìa lại phán xét thiên vị cho Thị Hến vì Thị Hến xinh đẹp, ăn nói khéo léo. Điều vô lí trong bản án của Huyện Trìa là Trùm Sò đã mất của, lại còn bị kết tội "Ỷ phú gia hống hách/ Hiếp quả phụ thân cô". Đành rằng Thị Hến không cố ý tiêu thụ đồ ăn cắp, nhưng bản án dành cho vợ chồng Trùm Sò quả là không có chút công bằng nào. Đồ mình bị ăn cắp rành rành cuối cùng đã không đòi được, lại còn mang thêm tội danh hống hách, ức hiếp kẻ yếu. Vậy là đúng thành sai; nguyên đơn lại thành bị cáo. Quan huyện đã để sắc đẹp che mờ lí trí, xử kiện hồ đồ, xằng bậy.
     
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đoạn trích Xử kiện (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến), không ít độc giả suy nghĩ mãi về cuộc xử kiện và bản án mà Huyện Trìa đưa ra cho vợ chồng Trùm Sò. Rõ ràng, vợ chồng Trùm Sò là nạn nhân bị mất cắp, vậy mà lại phải nhận án tội hống hách, ỷ phú gia để ăn hiếp quả phụ thân cô thế cô và xử phạt theo phép công. Huyện Trìa- vị quan đứng đầu một huyện- khi xét xử lại không dựa vào chứng cứ mà chỉ dựa theo bản năng, sắc đẹp và những lời nói ngon ngọt của Thị Hến nên đã đưa ra bản án không chính xác: Vợ chồng Trùm Sò vừa bị xử phạt vừa không lấy lại được của cải đã mất, còn Thị Hến thì được tha tội. Qua đó, ta thấy, đoạn trích Xử kiện đã phản ánh và lên án thói hư tật xấu của một bộ phận không nhỏ quan lại thời xưa: Xử kiện không dựa trên công lí, lẽ phải mà dựa trên sự thân quen, sắc dục nên làm mờ đi lí trí và mất đi sự công bằng trong xã hội.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...