Bài tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình nhằm rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ dân gian như chủ đề, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.. Từ đó, học sinh có thể dễ dàng đọc hiểu nhiều văn bản ca dao và thơ trữ tình khác. Soạn bài Tự đánh giá: Hôm qua tát nước đầu đình - Ngữ văn 11, Cánh diều Tri thức ngữ văn - Khái niệm: Ca dao là thơ ca dân gian truyền thống, tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, diễn tả một cách trực tiếp tư tưởng, tâm hồn, tình cảm của nhân dân. - Về đề tài, chủ đề: Có thể phân chia ca dao thành những loại: Ca dao về quan hệ xã hội, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao về quê hương, đất nước, ca dao về tình yêu, ca dao than thân, ca dao trào phúng.. - Nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình trong ca dao không mang dấu ấn cá nhân tác giả như thơ trữ tình trong văn học viết mà thể hiện tình cảm, cảm xúc của cả một tập thể, một cộng đồng. Có một số kiểu nhân vật trữ tình trong ca dao: Người mẹ, người vợ, người con.. trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người phụ nữ, người dân thường.. trong quan hệ xã hội. - Kết cấu: Kết cấu đối đáp là đặc điểm nổi bật của ca dao. - Lời ca dao: Thường ngắn gọn, phần lớn đặt theo thể lục bát, có khi là lục bát biến thể, hoặc các thể thơ khác như song thất lục bát, vãn bốn (câu thơ bốn tiếng), vãn năm (câu thơ năm tiếng), thơ tự do.. - Ngôn ngữ ca dao: Mộc mạc, giản dị, gần gũi với lời nói hằng ngày, thường sử dụng biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ.. Một số công thức được sử dụng lặp đi, lặp lại: rủ nhau, ngó lên, trèo lên, trên trời, hôm qua, đêm đêm, chiều chiều, thân em, thương thay, ước gì.. Bên cạnh đặc điểm chung, ca dao của mỗi vùng miền còn mang đặc điểm riêng của địa phương, dân tộc. Ca dao về tình yêu là một bộ phận quan trọng trong kho tàng ca dao Việt Nam. Các bài ca dao về tình yêu thường thể hiện nỗi nhớ thương, tình cảm thuỷ chung son sắt, ước nguyện hạnh phúc lứa đôi.. Gợi ý trả lời câu hỏi tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình trang 32, 33, 34 - Ngữ văn 11, Cánh diều 1. Phần trắc nghiệm Câu 1. C Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. C Câu 5. C 2. Phần tự luận Câu 6. - Hình tượng "chiếc áo" là hình tượng trung tâm, được thể hiện xuyên suốt trong tám dòng thơ đầu. - Tác dụng nghệ thuật của hình tượng "chiếc áo" trong việc thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của chàng trai: + Là cái cớ để tiếp cận, thổ lộ với cô gái + Nhấn mạnh đặc điểm chiếc áo để khéo léo nói lên hoàn cảnh và gia cảnh của mình để hướng tới mong muốn tìm người về khâu áo cho mình, mà hơn cả là về làm vợ của mình. => Qua đó, thể hiện tâm tư, tình cảm của chàng trai dành cho cô gái với lời tỏ tình hết sức táo bạo và chân tình. Câu 7. Những vật mà chàng trai hứa trả công cho cô gái gồm "thúng xôi vò", "con lợn béo", "vò rượu tăm", "chiếu em nằm", "chăn em đắp", "trằm em đeo", "tiền cheo", "tiền cưới", "buồng cau". Các vật hứa trả công đều là những món đồ chuẩn bị cho hôn nhân đại sự. Đó cũng là một cách ướm hỏi tình ý của cô gái về hôn sự với mình. Câu 8. Cảm nhận về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình . - Chàng trai có cách tiếp cận hóm hỉnh nhưng lại bộc lộ tình cảm vừa táo bạo, vừa kín đáo, ý tứ; vừa chân thành, mộc mạc lại vừa khéo léo; vừa tếu táo nhưng lại vừa nghiêm túc trong tình yêu, hôn nhận. => Vẻ chất phác của con người lao động Việt Nam ở chốn thôn quê bao đời nay. Câu 9. Hôm qua anh đi chợ trời Thấy ông Nguyệt Lão đang ngồi ở trên. Tay thì cầm bút cầm nghiên Tay cầm tờ giấy đang biên rành rành. Biên ta rồi lại biên mình Biên đây lấy đấy, biên mình lấy ta Chẳng tin lên hỏi trăng già Trăng già cương bảo rằng ta lấy mình. Chẳng tin lên hỏi thiên đình Thiên đình cương bảo rằng mình lấy ta Quyết liều một trận phong ba Để cho thiên hạ người ta trông vào Quyết liều một trận mưa rào Để cho thiên hạ trông vào đôi ta - Điểm giống giữa bài ca dao trên với bài ca "Hôm qua tát nước đầu đình" : Cùng có mô típ thời gian "hôm qua", cùng bộc lộ tình yêu và mong muốn hôn nhân của chàng trai. - Điểm khác: + Bài ca "Hôm qua tát nước đầu đình" : Lấy cớ là quên áo mà dẫn tới ước nguyện hôn nhân. + Bài ca dao trên: Mượn ông Nguyệt Lão, mượn thiên đình để khẳng định hôn sự giữa hai người là điều chắc chắn đã được nhà trời ấn định rành rành. Câu 10. Một trong những cái mới mẻ, độc đáo đáng chú ý nhất ở bài ca dao này chính là ở nghệ thuật dựng chuyện. Với một giọng kể chuyện thân mật, nhỏ nhẹ rất tự nhiên, chàng trai đã dựng lên câu chuyện mất áo với khá nhiều chi tiết cụ thể, sinh động, đáng chú ý: Thời gian mất áo là "hôm qua" - sự việc vẫn còn đang nóng hổi; địa điểm mất áo là "đầu đình" - cụ thể, tiêu biểu vì ai cũng biết chỗ đó; tình huống "bỏ quên" là đi "tát nước" - gắn với công việc lao động cụ thể. Bằng việc kể lại những chi tiết nói trên, chàng trai chẳng những làm cho người nghe (và cô gái) tin vào câu chuyện và chú ý lắng nghe, theo dõi mà còn lấy được thiện cảm và niềm tin cho mình. Nhưng không dừng lại ở đó, chàng trai đã đưa thêm chi tiết về nơi chiếc áo bị bỏ quên là "trên cành hoa sen". Đến đây, câu chuyện mất áo lại trở nên hấp dẫn, lí thú hơn đồng thời thêm cả chút khó hiểu và khó tin hơn. (Biên soạn lại theo Hoàng Tiến Tựu)