Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 trang 109, Sách Cánh Diều, Ngữ văn 6

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 10 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Điểm mới của chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 6 được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục là kiểu bài Tự đánh giá cuối kì I. Các em sẽ vận dụng các kiến thức văn học, tiếng Việt, tập làm văn để đọc hiểu ngữ liệu trong đề và trả lời các câu hỏi ngữ văn. Phần soạn bài: Tự đánh giá cuối học kì 1 trang 109, Sách Cánh Diều, Ngữ văn 6 sẽ hướng dẫn chi tiết lời giải cho các em nhằm giúp các em nắm kiến thức tốt hơn.

    I. Đọc hiểu

    a) Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) :

    Mình về với Bác đường xuôi

    Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

    Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

    Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

    Nhớ Người những sáng tỉnh sương

    Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

    Nhớ chân Người bước lên đèo

    Người đi rừng núi trông theo bóng Người..

    (Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

    1. Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?

    A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

    B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.

    C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.

    D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.


    Trả lời:

    D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

    (Trả lời đúng phải là: Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng 6 của dòng bát. Ví dụ; xuôi – nguôi; người – tươi)


    2. Từ "nhớ" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

    A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

    B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc

    C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc

    D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ


    Trả lời:

    D. Thể hiện tình cảm lưu luyến, mong nhớ của người dân Việt Bắc với Bác Hồ

    (Đó là lời giãi bày tình cảm thắm thiết, mặn nồng, bịn rịn, quyến luyến của ở lại (người dân Việt Bắc với người ra đi (Bác Hồ về thủ đô)


    3. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?

    A. Mình, Bác, Ông Cụ

    B. Bác, Ông Cụ, Người

    C. Mình, Bác, Người

    D. Mình, Ông Cụ, Người


    Trả lời:

    B. Bác, Ông Cụ, Người

    (Chỉ Bác Hồ)


    4. Dòng thơ nào chứa từ láy?

    A. Nhớ chân Người bước lên đèo

    B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

    C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

    D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người


    Trả lời:

    C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

    (Từ láy: Ung dung, láy phần vần)


    5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?

    A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc

    B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

    C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ

    D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ


    Trả lời:

    B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

    (qua nỗi nhớ da diết còn là tình cảm tình cảm mặn nồng, thủy chung của người dân Việt Bắc với người Bác Hồ khi Bác trở về thủ đô


    6. Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ?

    A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp

    B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ

    C. Sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ"

    D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ

    Trả lời;

    C. Sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ"

    (tên đầy đủ là điệp ngữ, lặp lại từ nhớ để làm nổi bật nỗi nhớ của người Việt Bắc với Bác, của tình quân dân trong kháng chiến)


    b. Đọc đoạn trích sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 9)

    27-1-1973: Kí hiệp định PA-RI (Paris) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

    Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

    Hiệp định Pa-ri đã được kí chính thức. [..]

    Trong những ngày tháng Giêng năm bảy mươi ba đó, tất cả các báo chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình ở Pa-ri cũng như ở trên thế giới đều liên tiếp đưa tin về Hội nghị Pa-ri và bản Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kle-bơ (Kleber) đã trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của dư luận toàn thế giới.

    Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập.

    Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối cùng các văn kiện đã thỏa thuận xong giữa hai bên.

    Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger). Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.

    Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết. Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và các nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và Anh đã được thỏa thuận xong. Buổi lễ kí kết đã diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm tại phòng họp lớn của Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ. Ở bên ngoài, dọc Đại lộ Kle-bơ, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hô khẩu hiệu chào mừng các đại biểu Việt Nam chiến thắng.


    Câu hỏi

    Câu 7. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử?

    A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

    B. Nêu lên các lí do dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri

    C. Nêu lên các căn cứ khoa học về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

    D. Nêu lên tác dụng và ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Pa-ri

    Trả lời:

    A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri


    Câu 8. So với nhan đề văn bản, thông tin nào sau đây là quan trọng nhất?

    A. Hiệp định đã được kí tắt giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ

    B. Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã đưa tin này

    C. Buổi lễ kí kết đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ

    D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

    Trả lời:

    D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

    (thông tin này là nội dung của nhan đề: 27-1-1973: Kí hiệp định PA-RI (Paris) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam)


    9. Phương án nào sau đây nêu đúng đặc điểm văn bản thông tin thể hiện trong đoạn trích trên?

    A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

    B. Nhiều bằng chứng quan trọng được nêu lên

    C. Nhiều lí lẽ được phân tích và làm sáng tỏ

    D. Nhiều ý kiến, nhận định đánh giá về sự kiện lịch sử

    Trả lời

    A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

    (Ví dụ trạng ngữ ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kì.. ; ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút, hiệp định chấm dứt, Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ, hiệp định chấm dứt chiến tranh..


    Câu 10. Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích trên.

    Trả lời:

    3 thông tin quan trọng (là 3 thhông tin ở phần cuối của thân bài), cụ thể:

    - Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

    - Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).

    - Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên. Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.


    II. Viết

    Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang).


    Đề 1. Hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.

    Đề 2. Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.


    Trả lời

    Em chọn Đề 2:

    a. Định hướng - dàn ý

    * Hình thức: Cần viết thành một bài văn ngắn. Trình bày, sắp xếp ý lôgic, mạch lạc

    *Nội dung:


    -Mở bài

    +Giới thiệu khái quát về vai trò, ý nghĩa của các truyện cổ tích:

    Thế giới diệu kì của truyện cổ tích luôn mở ra một thế giới đẹp lung linh, đầy phép màu

    + Thái độ, tình cảm của em khi đọc truyện cổ tích:

    Vì thế, em rất thích đọc truyện cổ tích.


    -Thân bài

    +Giải thích:

    Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, có một số kiểu nhân vật chính: Nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật; thường có những yếu tố hoang đường; thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.

    +Lí giải các lý do:

    Truyện cổ tích có dung lượng ngắn, phù hợp với tuổi thiếu nhi.

    Trong câu chuyện, nhân vật trung tâm thường trải qua các giai đoạn sinh ra, gặp biến cố, thể hiện tài năng, phẩm chất đẹp, được hóa giải biến cố, cuối cùng nhận kết cục có hậu, được hưởng hạnh phúc, tốt lành.

    Có yếu tố thần kì tạo nên sức hút rất riêng của truyện cổ tích, tạo ra thế giới mơ mộng, đẹp đẽ, lung linh đã gắn liền với cả tuổi thơ của em; giúp kết thúc truyện luôn được giải quyết theo hướng người tốt, thật thà, lương thiện chiến thắng, hạnh phúc; kẻ xấu, tham lam, độc ác thất bại, bị trừng trị đích đáng.


    +Dẫn chứng minh họa (truyện Thạch Sanh)

    -Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

    +Em luôn yêu và mãi yêu truyện cổ tích.

    +Qua truyện, em được bồi đắp nhân cách sống đẹp trong cuộc sống..


    b. Bài làm– Văn mẫu

    Trong các thể loại truyện viết dành cho thiếu nhi, thế giới diệu kì của truyện cổ tích luôn mở ra một thế giới đẹp lung linh, đầy phép màu và những điều diệu kỳ. Vì thế, em rất thích đọc truyện cổ tích.

    Vậy truyện cổ tích là gì? Đó là một thể loại văn học dân gian Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: Nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.

    Em rất thích đọc truyện cổ tích và dành nhiều thời gian đọc thể loại truyện này bởi nhiều lí do. Em nhận thấy truyện cổ tích có dung lượng ngắn, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Mỗi câu chuyện cổ tích là một thế giới nhân vật khác nhau với nội dung phong phú và sáng tạo, hấp dẫn. Mỗi câu chuyện cổ tích thường sử dụng kết hợp nhiều yếu tốnghệ thuật hấp dẫn, lôi cuốn, ấn tượng

    Nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích chủ yếu là những người lao động nghèo khổ, lương thiện. Trong câu chuyện, nhân vật trung tâm thường trải qua các giai đoạn sinh ra, gặp biến cố, thể hiện tài năng, phẩm chất đẹp, được hóa giải biến cố, cuối cùng nhận kết cục có hậu, được hưởng hạnh phúc, tốt lành.

    Đặc biệt, điều em thích nhất trong mỗi câu chuyện cổ tích là yếu tố thần kì tạo thế giới cổ tích trong trẻo, tươi đẹp. Bằng trí tưởng tượng phong phú,


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...