I. Tác giả: 1. Cuộc đời - Tố Hữu là bút danh của Nguyễn Kim Thành (1920–2002), sinh trưởng tại Thừa Thiên - Huế, học tại Quốc học Huế. – Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. – Thơ ca ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. 2. Sự nghiệp – Tố Hữu được xem là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ của ông theo suốt sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những tập thơ chính của Tố Hữu, bao gồm: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. 3. Phong cách – Âm hưởng chung của thơ Tố Hữu là ngợi ca cách mạng. Thơ ông là vũ khí chiến đấu hữu hiệu cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc. - Thơ Tố Hữu giàu cảm xúc, tiếng thơ khỏe khoắn, chân thành và sâu lắng. Mang âm hưởng anh hùng ca. – Thơ ông bộc lộ niềm khát khao giao cảm, cống hiến cho đời. – Khao khát hòa nhập cái tôi cá nhân vào cái ta chung – Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. – Bên cạnh đó, âm hưởng thơ Tố Hữu còn giàu chất suy tưởng triết lí và những vấn đề cơ bản của thời đại và vĩnh hằng của con người. II. Tác phẩm "Từ ấy" 1. Xuất xứ - Tập thơ Từ ấy gồm ba phần: Máu lửa, Xiêng xích, Giải phóng Bài thơ Từ ấy thuộc phần Máu lửa. - Từ ấy có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Tố Hữu. Bài thơ mở đầu cho con đường thơ ca và sự nghiệp cách mạng của nhà thơ, là tuyên ngôn về lẽ sống cũng như tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà thơ. Cho đến cuối đời, Tố Hữu luôn sáng tác theo đúng con đường đã vạch ra từ Từ ấy 2. Từ ấy ra đời vào thời điểm nào trong cuộc đời của Tố Hữu - Tố Hữu bắt gặp lí tưởng cách mạng vào năm 1937, tháng 7 –1938 Tố hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. - Từ ấy được sáng tác trong thời gian đó, ghi lại cái mốc quan trọng trong cuộc đời ông. 3. Nội dung của những hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim - Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng mới (mặt trời chân lí) bằng chiếu tâm hồn nhà thơ. - Nguồn sáng ấy chói chang như nắng trời mùa hạ, đến với bừng lên nguồn sống mới. Cuộc sống của thi nhân giờ đây đã được tắm trong bầu không khí thiêng liêng ấy. 4. Nội dung của hai câu thơ: Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim – Bằng biện pháp so sánh, tác giả hình tượng hóa tâm hồn giác ngộ lí tưởng Cộng sản của mình thành một vườn hoa lá đầy hương sắc và âm thanh. Cây cối, hoa lá, muông thú đều hướng về mặt trời và đấy là nguồn sống của chúng. Thi nhân thì sống bằng mặt trời chân lí, chân lí cách mạng vô sản. – Câu thơ diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc vô bờ của tác giả khi bắt gặp và được sống với lí tưởng cách mạng - Lí tưởng ấy đã xua đi bóng tối, mang lại hướng đi đúng đắn cho con người trên hành trình đi tìm độc lập tự do cho dân tộc và cả những người bị áp bức. - Đấy chính là niềm vui sướng, say sưa, phấn khởi khi gặp lí tưởng Cộng sản của thị nhân. 5. Những biểu hiện của nhận thức mới về lẽ sống được thể hiện trong khổ thơ thứ hai - Trước hết đó là sự thức tỉnh nhận thức về cái tôi cá nhân. Cái tôi ấy giờ đây không còn đơn lẻ nữa mà phải biết hòa vào cái ta chung: Tôi buộc lòng tôi với mọi người - Chữ buộc chỉ là lối nói ngoa dụ, thể hiện sự tự nguyện, quyết tâm cao độ của nhà thơ để hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng những người bị áp bức - Sự hòa nhập ấy có định hướng, không phải chung chung với bất kì ai mà chỉ riêng với những người cần lao nghèo khổ: Để hồn tôi với bao hồn khổ. - Sự hòa nhập đó tiếp tục lại có định hướng thêm mạnh khối đời. Có nghĩa mọi người sẽ cùng đấu tranh để đòi những quyền lợi chính đáng của mình. – Như thế ý nghĩa của sự giác ngộ không phải dừng lại ở chỗ ấy mà cần phải biến nhận thức thành hành động. Cách mạng gắn với hành động 6. Chữ vạn trong khổ thứ ba mang những ý nghĩa: - Chữ vạn xuất hiện ở ba câu trong số bốn câu của khổ cuối. - Vạn là số từ ước lệ với nghĩa là tất cả mọi người. - Điều này cho thấy tấm lòng của tác giả rộng mở vô biên đến cách cảnh đời cơ cực, nguyện sống cùng và sẵn sàng chia bùi sẻ ngọt cùng họ. 7. Mục đích của Là con, là em, là anh - Là một định nghĩa mới về cái tôi của tác giả: Không còn cách xa với mọi người mà là thân thuộc máu thịt với họ. - Khẳng định ý chí quyết tâm sẽ sống cuộc sống một người lao động cơ hàn, sống kiếp cùng khổ như mọi người để cùng họ tranh đấu. - Tôi hiện ra trong các mối quan hệ với những vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ. - Nội dung chính của khổ thơ thứ ba: Sự nhận thức đã thực sự song hành cùng tình cảm khi tác giả viết về những chuyển biến sâu sắc, tự thân, tự nguyện, và tự nhiên đến với những người cùng khổ trong lòng mình. 8. Những giá trị nghệ thuật đặc sắc - Tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, khối đời) các động từ mạnh (bừng, chói) miêu tả ánh sáng xua tan màn sương và tăm tối trong nhận thức của chàng thanh niên trước ngưỡng cửa cuộc đời. - Từ ấy rất giàu nhạc điệu. Tác giả sử dụng thơ thất ngôn mang âm điệu trang trọng với cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ (Từ ấy / trong tôi / bùng nắng hại Hồn tôi / là một vườn hoa lá ; Gần gũi nhau / thêm mạnh khối đời). Người – nơi – đời ; nhà - pha). - Hệ thống vẫn phong phú, chủ yếu là các âm mở có sức ngân vang (hạ – lá, ngưòi- nơi- đời, nha-phà - Nghệ thuật điệp từ (là, vạn) vừa diễn tả niềm háo hức vừa thể hiện quyết tâm không nào lay chuyển của một tâm hồn vừa giác ngộ lí tưởng cách mạng. – Chế Lan Viên có một nhận xét rất tinh tế về bài thơ Từ ấy: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại"