Soạn bài: Trao duyên - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 11 - Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 18 Tháng chín 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Toàn bộ Truyện Kiều là một bi kịch. Đây là một bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy (Lê Trí Viễn). Quyết định bán mình cứu cha, trong đêm cuối cùng trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình với Kim Trọng: Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn - Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn. Thuý Vân chợt tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han. Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim.

    Soạn bài: Trao duyên - Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du

    Ngữ văn 11 - Cánh diều

    Tri thức ngữ văn

    1. Truyện thơ Nôm

    Khái niệm:

    Truyện thơ Nôm là thể loại dùng các thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật

    Phân loại

    - Căn cứ vào thể thơ dùng để sáng tác chia 2 loại: Truyện thơ Nôm Đường luật và truyện thơ Nôm lục bát

    - Căn cứ vào đối tượng sáng tác: Gồm truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học

    Nội dung

    Truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật.

    Nghệ thuật

    - Kết cấu: Truyện thơ Nôm thường kết cấu theo mô hình: Gặp gỡ (Hội ngộ)Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ

    - Nhân vật: Nhân vật chính diện và phản diện thường được xây dựng theo khuôn mẫu, các môtip, lối ước lệ, tượng trưng

    - Người kể chuyện: Toàn tri

    - Ngôn ngữ: Lời kể của tác giả, điểm nhìn bên ngoài, sử dụng phần nhiều ngôn ngữ bình dân.

    2. Đoạn trích "Trao duyên"

    Vị trí đoạn trích:

    +Thuộc phần 2 của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.

    + Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều, mở đầu cho cuộc đời lưu lạc, đau khổ của Kiều.

    Chủ đề:

    Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu tan vỡ, trong bi kịch khát vọng tình yêu càng được khẳng định.

    Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 47 - SGK Ngữ văn 11, Cánh diều

    Câu 1. Đoạn trích chia làm mấy phần, hãy nêu nội dung chính của từng phần.

    Bố cục Trao duyên:

    - Phần 1: 12 câu thơ đầu: Kiều giãi bày tình cảnh và nhờ Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng.

    - Phần 2: 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật, mong muốn hiện diện trong tình yêu qua kỉ vật ấy.

    - Phần 3: 8 câu cuối: Tình yêu tan vỡ, Kiều đau khổ hướng tới Kim Trọng han khóc.

    Câu 2. Thúy Kiều đã có những lời nói, hành động, lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên cùng Kim Trọng?

    - Kiều dùng những lời lẽ và hành động của người bề dưới, khẩn thiết nhờ người trên giúp đỡ: cậy em, ngồi lên cho chị lạy rồi thưa . Cậy: Vừa biểu đạt sự nhờ vả, vừa hàm chứa sự trông mong tin tưởng. Chính vì không chỉ nhờ mà còn tin nên từ cậy mang tính ràng buộc Vân: Chị đã đặt cả niềm tin ở mình lẽ nào lại thoái thác.

    – Kiều đánh thức trách nhiệm và tình chị em trong Vân: Gia đình gặp "sóng gió bất kì", mỗi người đều phải có trách nhiệm chung với gia đình. Chị không thể làm tròn cả "tình" và "hiếu" nên hi sinh tình yêu để bán mình chuộc cha. Em cũng nên vì "tình máu mủ" mà "thay lời nước non", giúp chị trả nghĩa cho Kim Trọng.

    – Thuý Kiều thấu hiểu hoàn cảnh của Thuý Vân nên nàng dùng từ "chịu lời" và "chịu lời" trước rồi mới "thưa" sau - chịu nghe chị giãy bày rồi mới kể sự tình. Mặt khác, trao duyên là việc Kiều chủ động nài ép Vân, do vậy "chịu lời" chứ không phải "nhận lời".

    – Kiều nói với Vân bằng những lời thủ thỉ tâm tình: "Tình máu mử", "lời nước non", "thịt nát xương mòn", "ngậm cười chín suối". Những lời tâm sự nhiều khi có tác dụng thuyết phục hơn là lí lẽ. Kiều ràng buộc Vân bằng tình máu mủ, lại khẩn cầu em cho mình chút vui, chút ơn, chút thơm lây vì đức hi sinh cao đẹp của em: "Chị dù thịt nát xương mòn / Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây".

    [​IMG]

    Câu 3. Vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, tâm trạng bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng?

    Thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng xong, Thuý Kiều coi như đã đạt mục đích. Tuy nhiên, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng, bởi lẽ rao duyên cho em, nhưng tình yêu không thể trao được, tình yêu với Kim Trọng vẫn vẹn nguyên, nàng đau cho bi kịch của chính mình.

    Câu 4. Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?

    Kiều trao cho Vân những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. Thúy Kiều muốn được trở về hiện diện trong tình yêu, nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng. Kiều nghĩ, khi nhìn thấy kỉ vật, Kim trọng sẽ nhớ về Kiều, hiểu nỗi lòng của Kiều vậy nên Kiều trao kỉ vật cho em.

    Nhưng nghĩ đến tương lai bất trắc, cái chết ám ảnh, con đường trở về bằng kỉ vật không giúp được Kiều, Kiều tìm đến con đường thứ hai là trở về bằng linh hồn bất tử: "Thấy hiu hiu gió thì hay chị về". Kiều những mong bằng sự trở về này nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương yêu: "Tưới xin chén nước cho người thác oan". Nhưng giọt nước mắt của Kim Trọng không thể làm tan mối tình oan khuất của Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về siêu hình, sự trở về không có gặp gỡ, vẫn là "Dạ đài cách mặt khuất lời".

    Câu 5. Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.

    - Trong đoạn trích Trao duyên: Có lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, nói với chính mình và nói với Kim Trọng.

    - Qua sự chuyển đổi lời thoại, có thể thấy diễn biến tâm trạng của Kiều qua ba nấc thang tâm lý:

    + Khi nói với Thúy Vân: Nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, bằng ngôn ngữ của lý trí vừa thiết tha vừa ràng buộc, khẩn cầu, khi trao kỉ vật, nội tâm giằng xé đau xót, có sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm

    + Đang nói với Vân, do quá đau khổ và nghĩ đến tình yêu, Kiều quên đi sự hiện diện của cô em gái, lời của nàng như đang tự nói với chính mình. Nàng tự bộc lộ nỗi niềm tâm trạng trước hiện thực phũ phàng: Lòng vẫn mang nặng lời thề, tình yêu tan vỡ, thân phận khổ đau. Kiều ý thức rất rõ về cái hiện sinh, cái bây giờ: Trâm gãy gương tan, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi..

    + Khi tình yêu tan vỡ, từ chỗ nói với chính mình, Kiều đã hướng về Kim Trọng gửi lời vĩnh biệt chàng Kim trong sự đau khổ tột cùng

    Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

    Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây "

    Thán từ " Ôi "," hỡi "thể hiện sự đau đớn, tuyệt vọng, nhịp thơ 3/3 như tiếng nấc nghẹn ngào. Hai lần gọi tên Kim Trọng" tức tưởi, đớn đau đến mê sảng.

    Câu 6. Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm).

    - Dùng thành ngữ "Nửa đường đứt gánh" để nói về tình yêu đang đẹp bất ngờ bị tan vỡ, thành ngữ: thịt nát xương mòn "để nói về lòng biết ơn

    - Dùng hình ảnh ẩn dụ để nói về tình yêu tan vỡ" trâm gãy hương tan, nước chảy hoa trôi"

    - Dùng cách nói giảm, dùng uyển ngữ khi nói về cái chết để vơi bớt nỗi đau thương ngậm cười chín suối, dạ đài cách mặt khuất lời

    - Sử dụng lời độc thoại nội tâm để miêu tả tâm trạng nhân vật, khi đang nói với Thúy Vân, do quá đau khổ Kiều quên đi sự hiện diện của em gái để tự nói với chính mình. Lời độc thoại nội tâm bộc lộ bi kịch của nhân vật Thúy Kiều.

    Câu 7. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên

    + Thông minh, tinh tế trong cư xử: Rơi vào hoàn cảnh éo le, Kiều chọn lời nói hành động đầy thuyết phục để trao duyên cho em

    + Yêu sâu nặng, tha thiết: Đau đớn khi tình yêu tan vỡ trong bi thương vẫn hướng đến tình yêu, mong muốn trở về hiện diện trong tình yêu qua kỉ vật và bằng linh hồn bất tử.

    + Vị tha, luôn nghĩ cho người khác: Hi sinh tình yêu làm tròn chữ hiếu, tình yêu tan vỡ nghĩ đến người yêu trước khi nghĩ đến mình, tất cả đều hướng về Kim Trọng, nghĩ mình phụ bạc Kim Trọng, nên nhờ Vân bù đắp.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng chín 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...