Soạn bài: Trái Đất – cái nôi của sự sống, Ngữ văn 6, tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 22 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 6: Trái Đất – cái nôi của sự sống – Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2

    Tri thức ngữ văn


    1. Tác giả: Hồ Thanh Trang

    2. Văn bản:

    - Xuất xứ: Báo điện tử Đất Việt – Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 9/2000.

    - Thể loại: Văn bản thông tin.

    + Khái niệm: Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức.

    + Đặc điểm:

    Loại văn bản này thường trình bày một cách chính xác, khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu.

    Thông tin có thể được tổ chức theo một trong các cách cấu trúc như: Nguyên nhân - kết quả; trật tự thời gian; so sánh và phân loại; vấn đề và giải pháp..

    Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng những cách thức hoặc phương tiện để hỗ trợ người đọc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả: Hình nhr, sơ đồ, bảng biểu, hệ thống đề mục, in đậm, in nghiêng..

    [​IMG]

    Hướng dẫn học bài

    Trả lời câu hỏi trang 81 – Ngữ văn 6, tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống


    Câu 1. Liệt kê theo hình thức gạch đầu dòng những thông tin chủ yếu mà văn bản đưa đến cho người đọc?

    Những thông tin chủ yếu mà văn bản cung cấp cho người đọc là:

    - Trái Đất trong hệ Mặt Trời

    - Nước và sự sống trên Trái Đất

    - Trái Đất - nơi cư ngụ của muôn loài

    - Con người trên Trái Đất

    - Tình trạng Trái Đất

    Câu 2. Bức tranh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

    Bức tranh cho ta hiểu rõ hơn về thông tin: Trái Đất là nơi cư ngụ của muôn loài, có vô số loài thực vật, động vật sống trên Trái Đất.

    Câu 3. Vấn đề chính được đề cập đến trong phần 2 ( "Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất ) là gì? Việc nói về vấn đề đó liên quan như thế nào đối với hướng triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp?

    - Vấn đề chính được đề cập đến trong phần 2 ( "Vị thần hộ mệnh" của sự sống trên Trái Đất ) là: Sự sống trên Trái Đất có được là nhờ có nước (Nước bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái Đất. Nếu không có nước, Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi).

    - Việc nói về vấn đề đó tạo cơ sở để triển khai những nội dung khác ở các phần kế tiếp: Nhờ có nước, sự sống trên của con người và muôn loài Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú; Nước tạo nên sự sống muôn loài, tuy nhiên con người đang hủy hoại môi trường nước.

    Câu 4. Văn bản đã nói được đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất chưa? Em có thể bổ sung điều gì xung quanh vấn đề này?

    Văn bản đã nói tương đối đầy đủ về sự kì diệu của sự sống trên Trái Đất. Em nghĩ nên bổ sung các thông tin về: Số lượng khổng lồ của các giống, loài động vật, thực vật trên trái đất; mối quan hệ giữa chúng; hoặc thông tin về các loài động vật, thực vật trong các môi trường đất, nước, không khí.

    Câu 5. Bằng hiểu biết của mình, em hãy thêm bằng chứng để khẳng định con người là đỉnh cao sự kỳ diệu của sự sống trên Trái đất?

    Con người là đỉnh cao sự kỳ diệu của sự sống trên Trái đất:

    - Sáng tạo ra nhiều phát minh công nghệ cao.

    - Có thể di chuyển, hoạt động linh hoạt.

    - Có thể quản lý (cai trị) được các loài động vật khác.

    - Có pháp luật và kỉ luật rõ ràng.

    - Dễ dàng trao đổi thông tin cho nhau dù giao tiếp trực tiếp hay cách nhau cả vòng trái đất.

    Câu 6. Làm rõ lý do xuất hiện câu hỏi Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ ? Trong đoạn cuối của văn bản. Câu hỏi đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

    - Câu hỏi đó xuất hiện do phần trước, người viết trình bày hàng loạt những minh chứng về sự tác động tiêu cực của con người đến Trái Đất, khiến Trái Đất ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng. Câu hỏi thốt lên như một lời cảnh tỉnh trước hành vi hủy hoại Trái Đất của con người.

    - Câu hỏi đó gợi trong em những hậu quả mà Trái Đất phải gánh chịu, đồng thời thôi thúc em phải có hành động góp sức bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất.

    Câu 7. Từ việc đọc hiểu văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, em rút ra được kinh nghiệm gì về cách đọc một văn bản thông tin.

    Cách đọc một văn bản thông tin:

    - Đọc tiêu đề để nắm được thông tin cơ bản được đề cập đến là gì.

    - Đọc các phần in đậm (in nghiêng, đề mục) để nắm được các thông tin cụ thể được triển khai như thế nào.

    - Quan sát các hình ảnh, biểu đồ.. để hiểu rõ hơn, ghi nhớ hơn nội dung văn bản.

    Viết kết nối với đọc:

    Hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu về chủ đề: Để hành tinh xanh mãi xanh..

    Để hành tinh xanh mãi xanh, còn cách nào khác hơn là chung tay bảo vệ môi trường? Từ những hành động rất nhỏ như bỏ rác vào thùng, phân loại rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm điện, trồng cây xanh.. đến những hành động quy mô lớn hơn như sử dụng năng lượng mặt trời, xử lí ô nhiễm nước thải, khí thải, rác thải trước khi xả ra môi trường.. đều là những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là của tất cả chúng ta. Mỗi người cần nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường để có những hành vi nhân văn đối với Trái Đất. Trao yêu thương cho Trái Đất, Trái Đất sẽ trường tồn và sự sống sẽ xanh mãi xanh.
     
    LieuDuong, Tiên Nhi, Nana2686 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...