- Hướng dẫn các em tóm tắt 8 văn bản tự sự trong học kì I: Tôi đi học.. Trong lòng mẹ.. Tức nước vỡ bờ.. Lão Hạc.. Chiếc lá cuối cùng.. Hai cây phong.. Cô bé bán diêm.. Đánh nhau với cối xay gió. - Giúp các em hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của một văn bản tự sự, biết cách tóm tắt một văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng. A. Soạn 2 bài: Tóm tắt văn bản tự sự I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? *Câu 1 (trang 60) : Đáp án b (Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự) *Ghi nhớ: - Trong cuộc sống hằng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác thì phải tóm tắt văn bản tự sự. - Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời của mình trình bày một cách ngắn gọn, trung thành nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản tự sự. II. Cách tóm tắt văn bản tự sự 1. Soạn bài: Câu 1 (trang 60) : (a). Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Dựa vào các chi tiết, sự việc và các nhân vật nêu trong văn bản tóm tắt giống với văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" mà em biết được điều đó. - Văn bản tóm tắt trên đã nêu được nội dung chính của văn bản được tóm tắt. (b). Văn bản tóm tắt trên khác với văn bản được tóm tắt ở các điểm sau: Ngắn hơn văn bản được tóm tắt, lời văn ngắn gọn, súc tích hơn, có ít các nhân vật và sự việc hơn. Câu 2 (trang 61) : - Muốn tóm tắt văn bản, theo em phải đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính, sắp xếp các nội dung theo trình tự và viết thành văn bản tóm tắt - Những việc ấy được thực hiện theo trình tự: + Bước1: Đọc kĩ văn bản để hiểu đúng chủ đề + Bước 2: Xác định nội dung chính cần tóm tắt + Bước 3: Sắp xếp các nội dung theo trình tự hợp lí + Bước 4: Viết thành văn bản tóm tắt. 2. Ghi nhớ: *Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt - Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng - Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản *Các bước tóm tắt: Để tóm tắt được văn bản, cần: - Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả - Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại + Các sự việc chính, nhân vật chính quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm - Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý - Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định. *Lưu ý: Khi tóm tắt cần đảm bảo tính khách quan, không thêm bớt các chi tiết, sự việc có trong tác phẩm, không chen vào trong các văn bản tóm tắt ý kiến bình luận, khen chê của người tóm tắt. Ngoài ra văn bản tóm tắt còn phải: Đảm bảo tính hoàn chỉnh, bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) và đảm bảo tính cân đối về bố cục một cách hợp lý. B. Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Câu 1 (trang 61) : - Bản liệt kê trên đã nêu tương đối đầy đủ các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc. Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí là: B, a, d, c, g, e, I, h, k *Tóm tắt: Xem ở mục C ở-bên dưới Câu 2 (trang 62) : - Các sự việc tiêu biểu: + Nhận bát gạo của bà lão hàng xóm, chị Dậu vội nấu cháo cho chồng và con ăn + Chị Dậu bưng bát cháo đến chỗ chồng nằm, vực chồng dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột. + Anh Dậu vừa ngẩng đầu lên, đưa bát cháo đến miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào + Chúng đã xông vào định đánh và trói anh mang ra đình vì thiếu tiền suất sưu của chú em đã chết. + Chị Dậu hốt hoảng, lo sợ, tha thiết van xin chúng tha cho chồng mình + Chúng không tha cho anh Dậu mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch và tát vào mặt chị. + Chị Dậu tức không chịu được liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã tên cai lệ, lẳng ngã người nhà lí trưởng ra thềm. + Chị Dậu chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng với ý nghĩ "Thà ngồi tù, để chúng làm tình, làm tội như thế mãi không chịu được" - Viết văn bản tóm tắt: Xem ở mục C, ở dưới Câu 3 (trang 62) : - Ý kiến cho rằng: Các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Điều này đúng vì đây là các tác phẩm tự sự nhưng lại giàu yếu tố biểu cảm, ít các chi tiết, sự việc. C. Đề ôn tập, kiểm tra làm văn: Tóm tắt 8 văn bản tự sự trong học kì I: - Tôi đi học. - Trong lòng mẹ. - Tức nước vỡ bờ. - Lão Hạc. - Chiếc lá cuối cùng. - Hai cây phong. - Cô bé bán diêm. - Đánh nhau với cối xay gió. 1. Tóm tắt văn bản Tôi đi học (ThanhTịnh ) Tôi đi học là câu chuyện kể về những cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học. Bởi hằng năm, cứ vào cuối thu, khi lá rụng nhiều, trên không có đám mây bàng bạc, nhân vật tôi lại mơn man cảm xúc nhớ về ngày đầu tiên đi học. Đó cũng là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh, con đường đến trường đối với tôi vốn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, tôi có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, nhân vật tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Tôi còn cảm thấy trường oai nghiêm hơn. Khi xếp hàng tập trung, nghe ba hồi trống, lòng tôi lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt như con chim non đứng nên bờ tổ, muốn bay vào quãng trời cao rộng, nhưng còn e sợ. Nghe những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những cậu học trò mới vào lớp. Chúng tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Trong lớp học, nhân vật tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học". 2. Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) Cậu bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không tình yêu: Bố nghiện ngập, người mẹ luôn khao khát hạnh phúc nhưng đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng, bố mất, sống trong sự cay nghiệt, bảo thủ, cổ hủ, hắt hủi của gia đình bên chồng, mnữbes phải bỏ nhà ra đi. Sau đó đi thêm bước nữa nên bị gia đình nhà chồng càng ruồng rẫy, ghẻ lạnh. Bé Hồng phải sống nhờ vào họ hàng nhà nội và bị họ thờ ơ, hắt hủi. Phải sống xa mẹ, thương mẹ và nhớ mẹ đến vô cùng nhưng cậu bé Hồng luôn luôn phải nghe những lời nói xấu mẹ hết sức độc địa của người cô giàu có nhưng rất cay nghiệt, giả tạo. Gần đến ngày giỗ bố, cậu bé Hồng vô cùng bất ngờ, sung sướng và hạnh phúc khi được gặp lại mẹ, ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận đuọc tình mẫu tử sâu sắc, bao la của mẹ. 3. Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ: Vì thiếu suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói và lôi ra đình cùm kẹp, tưởng sẽ chết nên bọn chúng trả về. Một bà lão hàng xóm ái ngại, xót thương hoàn cảnh nhà chị, mang đến cho chị bát gạo để chị nấu cháo cho chồng chị. Anh Dậu vừa ngồi dậy cầm bát cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng, định trói anh mang anh đi. Lo lắng, sợ hãi, chị Dậu ba lần tha thiết van xin nhưng không được, chị Dậu đã nói lý, chúng không nghe, còn xông vào đánh chị. Tức quá, chị liều mạng đánh trả tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chị du đẩy, quật ngã tên cai lệ, lẳng ngã người nhà lí trưởng ra đất. Chị Dậu chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng với ý nghĩ "Thà ngồi tù, để chúng làm tình, làm tội như thế mãi không chịu được" nhưng anh Dậu thì hết sức lo sợ tù tội. 4. Tóm tắt văn bản Lão Hạc Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt day dứt lương tâm khi quyết định bán đi con chó Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Sau đó, Lão Hạc xin ít bả chó của Binh Tư nói dối là để bẫy chó. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hóa. Rồi lão kết liễu đời mình bằng bả chó, cái chết đột ngột, vật vã, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư. 5. Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm Truyện kể về số phận đáng thương của cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa. Trước đây, cô bé từng có một gia đình thật hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng kéo dài bao lâu. Mẹ mất sớm, bà cũng qua đời, bỏ em côi cút sống với cha. Gia đình sa sút, người cha nghiện ngập và tàn nhẫn. Nơi em ở là một căn gác xép tồi tàn, ẩm thấp và dơ bẩn. Hằng ngày em đi bán diêm để kiếm sống. Số tiền có được đều bị người cha lấy mất để uống rượu. Ngày nào không có tiền mang về, em bị cha đánh đập thậm tệ, khiến em sợ lắm, nhiều lúc không dám về nhà. Trong đêm giao thừa, khi mọi nhà đều chuẩn bị cho bàn ăn thịnh soạn, trang trí cây thông lấp lánh, mọi người quây quần bên gia đình đón đợi giao thừa thì em vẫn còn lang thang trên hè phố, mong ai đó mua bao diêm giúp em bởi cả ngày em chưa bán được bao diêm nào. Đơn độc, đói, rét, em tìm một góc khuất, nép mình tránh rét. Quá lạnh, em lấy hết can đảm quẹt những que diêm để sưởi ấm. Ánh sáng chói lóa của que diêm đưa em vào những mộng tưởng tuyệt đẹp với lò sưởi ấm áp, bàn ăn thịnh soạn, người bà hiền hậu hiện ra mỉm cười. Rồi bà đưa em về với thượng đế. Sáng hôm sau, ngày mồng một đầu năm, người ta dửng dưng và bàn tán xôn xao khi thấy em đã chết, hai má vẫn còn ửng hồng, khuôn mặt rạng rỡ, đôi môi mỉm cười bên cạnh những hộp diêm đã đốt cháy hết. 6. Tóm tắt văn bản Đánh nhau với cối xay gió Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem 7. Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem 8. Tóm tắt văn bản Hai cây phong Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem * * * Mời các em soạn bài tiếp theo: Chúc các em học tốt. Pikachu!