Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề, Bố cục của văn bản

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng tám 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề giúp các em có kĩ năng viết, nói tuyết pục. Biết sắp xếp, trình bày một vấn đề rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục người đọc, người nghe thì yêu cầu đầu tiên là các em cần hiểu được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản- Ngữ văn 8. Mời các em cùng thực hiện bài soạn!

    A. Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

    I. Chủ đề của văn bản

    1. Ví dụ: Văn bản "Tôi di học"

    Câu 1.

    Những kỉ niệm sâu sắc mà tác giả nhớ:

    - Cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc

    - Kỉ niệm trên con đường từ nhà đến trường, khi nhìn thấy ngôi trường mới, khi rời bàn tay mẹ để bước vào lớn và đón chào tiết học đầu tiên

    * Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng khó quên của tác giả về ngày tựu trường với biết bao cảm xúc đan xen, hòa quyện, với những hồi hộp, bất ngờ và cả sự lo lắng.

    Câu 2.

    "Tôi đi học" : Chủ đề của văn bản

    Nội dung chủ đề: Truyện ngắn tái hiện lại những kỉ niệm đầu tiên của buổi tựu trường thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi"

    Câu 3. Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn đề cập đến chính là chủ đề của văn bản.

    2. Nhận xét

    - Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản

    II. Tính thống nhất về chủ đề văn bản.

    1. Ví dụ: Văn bản "Tôi di học"

    *Tính thống nhất về chủ đề văn bản thể hiện qua các phương diện:

    - Nhan đề tác phẩm: "Tôi đi học"

    - Hệ thống các từ ngữ: Buổi tựu trường, sân trường, lớp học, thầy giáo, hai quyển vở mới, ông đốc, bàn, ghế, phấn, bảng đen..

    - Hệ thống các câu:

    + Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

    + Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đã đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.

    + Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười đón chúng tôi trước cửa lớp

    + Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc

    *Các sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

    +Trên đường đến trường:

    - Con đường quen đi lại lắm lẫn bỗng đổi khác, mời mẻ.

    - Hành động lội qua sông thả diều => chuyển việc đi học thật thiêng liêng, tự hào.

    +Trên sân trường:

    - Ngôi truờng cao ráo, sạch sẽ.. =>lo sợ vẩn vơ.

    - Ngỡ ngàng khi xếp hàng vào lớp.

    +Trong lớp học:

    - Cảm giác bâng khuâng khi xa mẹ.

    - Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

    * Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở các phương diện:

    - Hình thức: Nhan đề của văn bản.

    - Nội dung kể: Mạch lạc, từ ngữ chi tiết tập truing làm rõ ý đồ.

    - Đối tượng kể: Xoay quanh nhân vật Tôi.

    2. Nhận xét

    Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

    - Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở các phương diện:

    - Hình thức: Nhan đề của văn bản.

    - Nội dung: Mạch lạc, từ ngữ chi tiết tập truing làm rõ ý đồ.

    III. Luyện tập.

    Câu 1.

    A.


    - Đối tượng của văn bản là "rừng cọ" và vấn đề mà văn bản đề cập chính là tình yêu quê hương, yêu rừng cọ của tác giả

    - Các đoạn văn được trình bày theo trình tự không gian

    - Trình tự sắp xếp các đoạn không thể thay đổi. Vì, khi thay đổi trình tự mạch văn sẽ trở nên rời rạc, thiếu logic và không nêu bật được chủ đề của văn bản.

    b. Rừng cọ quê tôi

    c.

    - Rừng cọ trập trùng

    - Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã

    - Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên

    - Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất

    - Lá cọ tròn, xòe ra nhiều phiến nhọn, dài

    - Căn nhà núp dưới rừng cọ, ngôi trường cũng khuất trong rừng cọ, đồ vật, thức ăn cũng gắn liền với trái cọ.

    d.

    - Chẳng nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

    - Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ

    - Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

    Câu 2. Ý (b) và (d) sẽ làm cho bài viết lạc đề

    Câu 3. Ý (c) và (h) sẽ làm cho bài viết lạc đề. Cần sắp xếp lại và bổ sung các ý như sau:

    - Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

    - Con đường vốn đã đi lại nhiều lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, cảnh vật chung quanh đều có sự thay đổi

    - Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

    Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn

    - Trong lúc ông đốc đọc tên từng người, nhân vật "tôi" cảm thấy như tim mình ngừng đập, nghe gọi đến tên tự nhiên giật mình, lúng túng.

    - Ngồi trong lớp, nhân vật "tôi" cảm thấy lớp học vô cùng gần gũi, thân quen, lạm nhận bàn ghế là của riêng mình

    B. Soạn bài: Bố cục của văn bản

    I. Bố cục của văn bản:

    1. Ví dụ/SGK

    Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:

    - Phần 1 (Từ đầu.. không màng danh lợi)

    Phần 2 (tiếp.. không cho vào thăm)

    - Phần 3 (còn lại)

    2. Hãy cho biết nhiệm vụ từng phần trong văn bản trên

    - Phần 1 (mở bài) : Giới thiệu về thầy Chu Văn An

    - Phần 2 (thân bài) : Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng

    - Phần 3 (kết bài) : Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

    Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên

    - Phẩn mở đầu: Giới thiệu về chủ đề văn bản (người thầy Chu Văn An- tài cao đức trọng)

    - Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan tới chủ đề của văn bản. Giải quyết chủ đề đã nêu ở phần mở bài.

    - Phần kết: Tổng kết các chủ đề của văn bản

    - > Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.

    3. Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên

    - Phẩn mở đầu: Giới thiệu về chủ đề văn bản (người thầy Chu Văn An- tài cao đức trọng)

    - Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan tới chủ đề của văn bản. Giải quyết chủ đề đã nêu ở phần mở bài.

    - Phần kết: Tổng kết các chủ đề của văn bản

    - > Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.

    4. Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

    - Nhiệm vụ của từng phần:

    + Phần mở bài: Nêu chủ đề văn bản

    + Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

    + Phần kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản

    2. Nhận xét:

    - Bố cục là sự sắp xếp tổ chức các phần để t/h chủ đề.

    - Một văn bản thường có bố cục 3 phần.

    + Mở bài: Nêu chủ đề của văn bản.

    + Thân bài: Gồm một số doạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.

    + Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản

    II. Cách bố trí sắp xếp các nội dung phần Thân bài của văn bản

    1. Ví dụ: Sắp xếp các nội dung phần thân bài của văn bản

    * Văn bản "Tôi đi học" kể về những sự kiện:

    - Kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

    - Cảm xúc trong buổi tựu trường trước đây và hiện tại.

    +Các sự kiện trên được sắp xếp theo trình tự:

    - Theo trình tự diễn biến của sự việc.

    - Theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về ngôi trường ở hiên tại và quá khứ.

    * Diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ:

    - Khi đối thoại với cô trước ngày giỗ bố bé: Tình yêu thương, thái độ căm ghét những thủ tục đã đày đọa mẹ bé H.

    - Niềm vui sướng cực điểm khi được gặp mẹ.

    +Các sự kiện trên được sắp xếp theo trình tự: Trình tự không gian, theo mạch tình cảm.

    *Cách sắp xếp các sự việc trong phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng:

    - Các sự việc nói về thầy C. V. A là người tài cao, tính tình cứng cỏi.

    - Là người có đạo đức, được học trò yêu quý.

    2. Nhận xét:

    - Việc sắp xếp nội dung phần Thân bài phụ thuộc vào những yếu tố:

    - Trình tự không gian, thời gian

    - Các ý trong phần Thân bài thường được sắp xếp theo: Sự phát triển của sự việc, mạch suy luận.

    III. Luyện tập:

    Bài 1 (trang 26)

    A, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

    - Cách sắp xếp theo trình tự: Từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

    B, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

    - Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

    C, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

    - Cách sắp xếp đối xứng: Một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

    Bài 2 (trang 26)

    - Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:

    + Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.

    + Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.

    + Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ

    + Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.

    Bài 3 (trang 27)

    - Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.

    + Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

    + Sau đó chứng minh:

    Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích -> các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước -> trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian)

    C. Bài tập vận dụng:

    Xây dựng bố cục chi tiết của văn bản Tôi đi học. Trên cơ sở đó, kể tóm tắt văn bản theo bố cục vừa xây dựng.

    Trả lời:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Mời các em soạn bài tiếp theo: Ôn tập Văn bản Trong lòng mẹ - Hệ thống Câu hỏi + Đề cương kiểm tra
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng tám 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...