[Soạn bài] Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ (Đặng Trần Côn) - Ngữ Văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Bách Tuế Miêu, 6 Tháng tư 2022.

  1. Bách Tuế Miêu Bách Tuế Miêu - Bách tuế cô miên

    Bài viết:
    222
    I. Tiểu dẫn:

    1. Tác giả và dịch giả:

    a. Tác giả Đặng Trần Côn () :

    - Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

    - Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

    - Tính cách: Tự do, phóng túng nên không đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

    - Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.


    b. Dịch giả:

    - Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):

    + Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

    + Quê: Giai Phạm - Văn Giang- xứ Kinh Bắc.

    + Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

    + 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống không khác người chinh phụ là mấy "đồng cảm.

    - Phan Huy ích (1750- 1822):

    + Là người thuộc trấn Nghệ An sau rời đến Hà Tây.

    + Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi


    2. Tác phẩm Chinh phụ ngâm:

    a. Hoàn cảnh ra đời:

    Đầu đời Lê Hiển Tông, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi đau, mất mát của người vợ lính trong chiến tranh đã viết tác phẩm này.

    b. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

    - Giá trị nội dung:

    + Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

    + Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

    - Giá trị nghệ thuật:

    + Thể thơ: Trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch).

    + Mang đậm tính tượng trưng ước lệ.

    + Tả cảnh ngụ tình.

    + Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

    c. Chủ đề:

    +Sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

    +Tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.


    3. Đoạn trích" Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ "

    - Vị trí: Từ câu 193- 216.

    - Đọc.

    - Bố cục :3 phần:

    + P1: 8 câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ

    + P2: 8 câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên

    + P3: 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.


    II. Đọc hiểu văn bản

    1. Nội dung

    a. Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ.

    - Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốc rèm nhiều lần, mong tin vui mà" ngoài rèm thước chẳng mách tin "

    - Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là" một mình mình biết, một mình mình hay "


    -Hiên vắng, ngoài rèm, trong rèm

    - >nhỏ bé, vắng vẻ->tâm hồn cô đơn của người chinh phụ

    -" rủ thác đòi phen ": hành động hết kéo rèm xuống rồi vén rèm lên

    hành động lặp lại nhiều lần.

    =>Bộc lộ sự bồn chồn, khắc khoải.

    => Những hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa. Thể hiện tâm trạng rối bời, nhung nhớ, cô đơn lẻ loi. Người chinh phụ khao khát sự đồng cảm.

    - Ẩn dụ: " chim thước ": Nàng đợi tin chồng: Nhưng " chim thước " vẫn hoài chẳng thấy, nàng chỉ còn biết gửi gắm nỗi nhớ thương vào ngọn đèn vô tri vô giác.

    - Câu hỏi tu từ" Trong rèm dường đã có đèn biết chăng? : Gợi cho người đọc cảm giác mông lung.


    - "Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi"

    →Động từ mạnh "bi thiết"

    =>Gợi tả nỗi day dứt, cô đơn, khát khao được đồng cảm của chinh phụ trong đêm vắng.

    - Hình ảnh ngọn đèn:

    + nhỏ nhoi >< không gian rộng lớn

    → Không thể xua đi bóng tối trong căn phòng mà làm cho không gian càng thêm tĩnh mịch

    "Buồn rầu nói chẳng lên lời

    Hoa đèn kia với bóng người khá thương"


    - Hình ảnh "ngọn đèn", "hoa đèn" và cái bóng trên tường của người chinh phụ gợi sự nhớ nhung tha thiết, sự chờ đợi hạnh phúc tình yêu lứa đôi.

    - > Người chinh phụ với ngọn đèn cùng chung số phận cô đơn lại hoàn cô đơn.

    b. Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên

    "Tiếng gà eo óc gáy" trong đêm nhằm làm tăng ấn tượng vắng vẻ, tĩnh mịch của đêm khuya.

    "Tiếng trống cầm canh" gợi lên sự trôi qua của thời gian, sự thanh vắng.

    - Nỗi sầu muộn triền miên trong đêm khuya thanh vắng của người thiếu phụ:

    "Gà eo óc gáy sương năm trống,


    Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên"

    - Từ láy:

    + "eo óc": Từ tượng thanh gợi tiếng gà gáy trong đêmvắng.

    "Bóng cây hòe trong đêm gợi cảm giác hoang vắng, cô đơn.

    - Tiếng gà, tiếng trống cầm canh, cây hòe phơ phất trong đêm khuya làm tăng thêm nỗi cô đơn hoang vắng

    +" phất phơ " và hình ảnh cây hòe rũ bóng như không còn sức sống, buồn bã, cô đơn.

    →Người chinh phụ sống chờ đợi mòn mỏi trong cảnh lẻ loi, hiu quạnh.


    " Khắc giờ đằng đẵng như niên,

    Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa "


    - Cặp từ láy " đằng đẵng-dằng dặc " như sầu mở ra lớp lớp trùng trùng.

    - >Nỗi buồn thương, sầu khổ đến mênh mông vô tận của người chinh phụ.

    - Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi qua mà cảm nhận một khăc giờ" đằng đẵng như niên ".

    - Để giải tỏa nỗi sầu nàng cố tìm đến những thú vui như: Soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là" gượng ". Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn.

    " Hương gượng đốt hồn đà mê mải,


    Gương gượng soi lệ lại châu chan

    Sắt cầm gượng gảy ngón đàn "


    - Động từ mạnh: " đốt "," soi "," gảy "

    - Gượng đốt hương →Tìm sự thanh thản.

    - Gượng soi gương → để trang điểm, nhưng khi nhìn thấy khuôn mặt mình thì người chinh phụ lại ứa nước mắt đầm đìa.

    - Gượng gảy đàn → gợi điềm gở.

    => Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, nỗi cô đơn

    " Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng "

    =>Dây đàn bị đứt và chùng xuống báo hiệu một viễn cảnh không lành và nỗi ám ảnh của sự chia li, chết chóc.

    =>Tâm trạng người chinh phụ ở 16 câu thơ đầu: Cô đơn lẻ loi, rối bời nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu.

    c. Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.

    - Nỗi nhớ được thể hiện qua khát khao cháy bỏng- gửi lòng mình đến non Yên- mong được chồng tháu hiểu, sẻ chia. Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy thăm thẳm, đau đáu..

    - Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn. (đường lên bằng trời)

    " Lòng này gửi gió đông có tiện,

    Nghìn vàng xin gửi đến non Yên "


    - Nỗi nhớ:

    + Gửi gió đông (gió mùa xuân) :

    +Gửi non Yên (là một địa danh: Núi Yên Nhiên) là nơi nổ ra những cuộc kịch chiến

    → Hình ảnh mang tính ước lệ.

    =>Người chinh phụ muốn gửi nỗi lòng nhớ thương " nghìn vàng " của mình đến người chinh phu.


    " Non Yên dù chẳng tới miền,

    Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.


    Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

    Nối nhớ chàng đau đáu nào xong. "


    - Sử dụng điệp từ: " nhớ "

    + Điệp ngữ: " thăm thẳm ": diễn tả nỗi nhớ kéo dài vô tận.

    + Từ láy:" đằng đẵng, đau đáu, thiết tha "

    => Diễn tả sâu sắc nỗi nhớ của người chinh phụ ngóng trông chồng, mong chồng thấu hiểu, sẻ chia.


    " Cảnh buồn người thiết tha lòng

    Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun "

    - " Thiết tha ": Thể hiện nỗi đau như cắt, như mài vào da thịt, như chà đi xát lại.

    - Hình ảnh:" sương đượm tiếng trùng mưa phun" thể hiện không gian vô cùng ảm đạm, não nùng, lạnh lẽo.

    → Hình ảnh âm thanh trong khổ thơ này gợi tả nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi.

    III. Tổng kết:


    1. Nội dung:

    - Tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.

    - Gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của tác giả với khao khát hạnh phúc lứa đôi


    2. Nghệ thuật:

    - Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc (qua hành động độc thoại nội tâm, ngoại cảnh qua các câu nghi vấn, cảm thán)

    - Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ (Dùng từ láy gợi
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...