Soạn bài: Thực hành viết Kể lại một truyện cổ tích - Ngữ văn 6 - Sách Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 19 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    A. Ôn tập kiến thức về dạng làm văn kể chuyện – tự sự

    *Kể lại một truyện cổ tích là kiểu bài thuộc loại văn tự sự - kể chuyện, trong đó, người viết kể lại một truyện cổ tích yêu thích (đã học, đã đọc) bằng lời văn của mình.

    *Yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một truyện cổ tích:

    - Người kể sử dụng ngôi thứ ba để kể lại câu chuyện đó

    - Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian, đảm bảo trình tự sự việc trong truyện.

    - Cần kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện (như đoạn đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hoàn cảnh của nhân vật, đặc biệt là cần kể các yếu tố kì ảo, hoang đường).

    - Bài văn gồm có ba phần:

    + Mở bài: Giới thiệu khái quát về câu chuyện cổ tích sẽ kể lại (tên truyện, lí do chọn kể, ân tượng về câu chuyện).

    + Thân bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Kể lại những sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian. Cần kể đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện.

    - Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện, cảm nghĩ về truyện vừa kể.

    B. Hướng dẫn soạn Văn 6: Phân tích kiểu văn bản – trang 54, 55

    Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn Kể lại chuyện Cây khế (trang 52, 53), rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Câu 1 – trang 54

    Người kể lại truyện Cây khế có nêu được địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện hay không?

    Trả lời

    - Người kể đã nêu được thời gian xảy ra câu chuyện (qua từ ngày xưa – đầu đoạn 3, trang 53), nhưng chưa nêu được địa điểm xảy ra câu chuyện.

    2. Người kể lại truyện đó có đảm bảo kể đầy đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện hay không?

    Trả lời

    Người kể lại truyện cây khế đã kể đủ các sự việc chính diễn ra trong truyện Cây khế. Cụ thể:

    - Có hai anh em sống với nhau vì cha mẹ mất sớm

    - Lúc chia gia tài, người anh tham lam lấy hết của cải.

    - Hai vợ chồng người em siêng năng làm việc, chăm chút cây khế

    - Có con chim lớn đến ăn khế chín và bảo người em may túi ba gang để hôm sau đưa người em đi lấy vàng. Người em trở nên giàu có

    - Người anh đòi đổi tài sản của mình để lấy cây khế của em.

    - Mùa khế chín, chim lớn cũng đến ăn khế và bảo người anh may túi ba gang để hôm sau đưa người anh đi lấy vàng.

    - Do quá tham lam, người anh may túi 12 gang để chứa vàng

    - Chim phải chở nặng quá, đuối sức, người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.

    3. Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?

    Trả lời

    Người kể không bỏ sót hành động nào của nhân vật trong truyện, đảm bảo các hành động của nhân vật. Đó là:

    - Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

    - Vợ chồng người em chăm cây khế

    - Người em hiền lành cho chim ăn khế.

    - Con chim biết lấy vàng trả ơn,

    - Người em may túi ba gang

    - Hôm sau chim đưa người em đi lấy vàng.

    - Người anh tham lam đổi gia sảnh cho em

    - Chim lại đến ăn khế

    - Anh may túi 12 gang

    - Chim chở nặng quá,

    - Anh bị rơi xuống biển.

    4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?

    Trả lời

    - Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích là: Văn bản kể lại truyện phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản tự sự - kể chuyện

    +nêu ấn tượng về câu chuyện sẽ kể

    +Nêu lên được thời gian, địa điểm mà câu chuyện diễn ra

    +Kể đầy đủ các chi tiết, sự kiện chính của câu chuyện

    +Không bỏ sót bất kì hành động nào của nhân vật trong truyện

    +Kể theo trình tự sự việc trong truyện.

    + Nêu kết thúc câu chuyện

    + Nêu ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện

    +Về hình thức: Diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, có thể có liên tưởng, so sánh để tăng tính thuyết phục.

    C. Hướng dẫn quy trình viết – trang 54

    *Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

    - Xác định đề tài: Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:

    + Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (Nội dung)

    + Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì? (Hình thức, kiểu bài)

    - Thu thập tư liệu:

    + Em hãy tìm đọc các truyện cổ tích.

    = Hãy lựa chọn trong những truyện đó, truyện nào em cảm thấy hay nhất, gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất, có chi tiết kì ảo đặc biệt nhất?

    * Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

    - Tìm ý: Em cần đọc lại, đọc thật kĩ truyện đã chọn và trả lời các câu hỏi bên dưới để lập ý:

    + Truyện cổ tích đó có tên là gì? Vì sao em chọn câu chuyện cổ tích đó để kể lại?

    + Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là hoàn cảnh, tình huống như thế nào?

    + Truyện cổ tích đó có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

    + Truyện đó gồm những sự việc nào?

    + Các sự việc nào là trọng tâm? Chi tiết kì ảo của truyện là gì?

    + Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?

    + Truyện có kết thúc như thế nào?

    + Cảm xúc của em về truyện cổ tích đó? Bài học rút ra cho mình?

    - Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh.

    * Bước 3: Viết bài

    - Dựa vào dàn ý, em viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích. Chú ý lời dẫn dắt, chuyển ý, từ nối, câu nối cho lô gic, hợp lý.

    * Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa bài văn (nếu có), rút kinh nghiệm cho các bài văn sau

    - Xem lại và chỉnh sửa: Sau khi viết xong, kiểm tra lại bài viết theo những gợi ý sau.

    - Điều chỉnh bài viết:

    + Đọc kĩ toàn bài và khoanh tròn các lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có) rồi sửa lại

    + Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp (nếu có) và sửa lại

    + Trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe để nhận góp ý, giúp bài viết hoàn chỉnh hơn

    - Rút kinh nghiệm: Nếu được viết lại bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?

    D. Thực hành: Viết Kể lại một truyện cổ tích - Ngữ văn 6 - Sách Chân trời sáng tạo

    Đề bài: Viết một bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết

    Bài văn mẫu - Kể lại truyện cổ tích Cây khế

    Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có nhiều câu chuyện hay, ý nghĩa truyền tải thông điệp ở hiền gặp lành. Trong đó em thích nhất là truyện cổ tích Cây khế.

    Câu chuyện bắt đầu với mô tuýp của truyện cổ tích là bắt đầu bằng hai chữ ngày xưa. Ngày xưa, có hai anh em mồ côi cha mẹ, sống với nhau. Hai anh em sống với nhau được một thời gian. Không muốn cho em ở chung, họ bèn chia gia tài. Với bản tính tham lam, ích kỉ, hai vợ chồng người anh chiếm hết tài sản, chỉ đế lại cho người em một mảnh vườn rất nhỏ và một cây khế. Vợ chồng không đòi hỏi và cũng chẳng phàn nàn, chỉ chăm chỉ làm lụng và chăm sóc cây khế.

    Đến mùa khế ra quả, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Người em xót ruột quá, bèn than thở cùng chim. Chim lạ liền nói:

    - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

    Người em bảo vợ may túi đúng ba gang. Hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Theo lời dặn của chim, người em chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của vợ chồng người em trở nên giàu có.

    Biết chuyện, vợ chồng người anh năn nỉ đòi đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, người em đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với em. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng người anh hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

    Sáng hôm sau chim lạ đến chở người anh ra đảo. Vốn là người có tính tham lam, người anh chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi 12 gang. Rồi người anh ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba, bốn lần mới nhấc nổi mình lên được. Thấy nặng quá, sợ không chịu nổi, đã vài lần, chim bảo anh vứt bớt vàng bạc xuống, nhưng anh tiếc của, không vứt. Bất ngờ cóluồng gió mạnh thổi qua, chim lảo đảo, nghiêng cánh, người anh cùng túi vàng rơi xuống biển sâu.

    Câu chuyện thật hay với kết thúc bằng cái chết của người anh tham lam và để lại cho người đọc nhiều bài học sâu sắc. Nếu chúng ta ở hiền thì ắt sẽ gặp lành là ý nghĩa quan trọng nhất của truyện cổ tích cây khế. Nhưng ngược lại, tham lam thì sẽ phải nhận hậu quả khôn lường. Như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm". Hành động của vợ chồng người em cũng cho em bài học là: Sống ở đời, muốn gặt hái điều tốt đẹp thì phải không ngừng cố gắng, siêng năng,

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    Bài tiếp theo:


    Văn Mẫu: Kể Lại Một Câu Chuyện Cổ Tích Mà Em Biết - Truyện Em Bé Thông Minh

    Soạn Bài: Những Câu Hát Dân Gian Về Vẻ Đẹp Quê Hương - Ngữ Văn 6 – Sách Chân Trời Sáng Tạo
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...