Kiến thức Tiếng Việt Mở rộng thành phần vị ngữ trong viết và nói * Khái niệm: - Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc, tính chất của người, sự vật, sự việc, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. *Đặc điểm: -Vị ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? , Làm sao? , Như thế nào? , hoặc Là gì? , ra sao? * Tác dụng của việc mở rộng vị ngữ: - Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (hoặcngười nói). - Hai từ loại động từ, tính từ khi làm vị ngữ thì sẽ có thể mở rộng thành cụm động từ, cụm tính từ, bao gồm động từ, tính từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ ở trước hoặc sau trung tâm. - Mô hình 1 cụm từ (cụm danh từ, động từ, tính từ) : Phần phụ trước -> phần trung tâm => phần phụ sau * Cấu tạo của vị ngữ: - Vị ngữ là từ (danh từ, động từ, tính từ) hoặc cụm từ (cụm động từ, hoặc cụm tính từ, hoặc cụm danh từ) - Vị ngữ là động từ + cụm danh từ - Vị ngữ là 1 hoặc nhiều cụm chủ vị Hướng dẫn Soạn bài: Thực hành Tiếng Việt – Văn 6 Sách Cánh diều, Trang 96 Câu 1 trang 96: Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản. Trả lời: Những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong 2 văn bản: * Trong Văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" : - Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh // rời Pác Bó về Tân Trào. - Giữa tháng 5, Người // yêu cầu trung úy Giôn.. cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. - Ngày 22-8-1945, Bác // rời Tân Trào về Hà Nội. - Tối 25-8, Người // vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. - Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh // triệu tập và chủ trì.. ra mắt nhân dân. - Ngày 27-8-1945, Người // tiếp các bộ trưởng mới tham gia.. mà Người đã chuẩn bị. - Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác // đến làm việc tại.. lâm thời. - Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, Bác // tự đánh máy.. một cái bàn tròn. - Ngày 30-8, Bác // mời một số đồng chí đến trao đổi.. Tuyên ngôn Độc lập. - Ngày 31-8, Bác // bổ sung một số điểm.. Tuyên ngôn Độc lập. - 14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh // đọc bản Tuyên ngôn độc lập.. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. * Trong Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: + Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn (câu ở phần sapô). + Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng (ở cuối văn bản). * Tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản là: - Nhằm phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan, giúp cho việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản được chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn. - Giúp người đọc nắm bắt được các mốc thời gian cụ thể, người viết dễ dàng viết hơn. - Giúp người viết dễ dàng biểu thị tình cảm, thái độ về các sự kiện được đề cập đến trong văn bản (thái độ khách quan xem lẫn cảm xúc tự hào) Câu 2 trang 96 Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ? A) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng) B) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng) C) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản "Tuyên ngôn Độc lập". (Bùi Đình Phong) D) Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong) Trả lời: A) Tráng sĩ //mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. - Vị ngữ: Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. → Vị ngữ là 3 cụm từ (3 cụm động từ), được ngăn cách bằng 3 dấu phẩy. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Câu 3 trang 96, 97 Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó. A) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài) B) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài) C) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập". (Theo Bài Đình Phong) D) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đình Phong) Trả lời: a) Đôi cánh tôi, // trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. - Vị ngữ 1: Trước kia ngắn hủn hoẳn - Vị ngữ 2: Bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi - > Vị ngữ 1 là cụm tính từ: Trước kia ngắn hủn hoẳn: + Thành phần phụ trước: Trước kia + Thành phần trung tâm: Ngắn (tính từ) + Thành phần phụ sau: Hủn hoẳn - > Vị ngữ 2 là cụm động từ: Bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi: + Thành phần phụ trước: Bây giờ + Thành phần trung tâm: Thành (động từ) + Thành phần phụ sau: Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. b) Dế Choắt // trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. Vị ngữ: Trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (1 cụm động từ) - Thành phần trung tâm: Trả lời (động từ) - 2 thành phần phụ sau: Tôi, bằng một giọng rất buồn rầu c) Bác // bổ sung một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập". Vị ngữ: Bổ sung một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập". (cụm động từ) - Thành phần trung tâm: Bổ sung (động từ) - 2 thành phần phụ sau: Một số điểm, vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập" d) Chủ tịch Hồ Chí Minh // đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Vị ngữ: Đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ) - Thành phần trung tâm: Đọc (động từ) - 2 thành phần phụ sau: "Tuyên ngôn Độc lập", tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 Câu 4 trang 97 Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ làm cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó. Trả lời: Trong các văn bản thông tin đã học, em thích nhất là văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" của tác giả Bùi Đình Phong. Văn bản đã cung cấp thông Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem thêm: Soạn Bài Thực Hành Đọc Hiểu - Giờ Trái Đất – Sách Cánh Diều Ngữ Văn 6