Kiến thức ngữ văn * Nhan đề: - Còn gọi là đầu đề, là tên của một văn bản, một tác phẩm. Nó là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. - Cần đặt nhan đề một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, hay, độc đáo - Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm; phải nói cô đọng được cái "thần", cái "hồn" của tác phẩm. * Câu chủ đề: - Là câu mang nội dung khái quát cả đoạn văn, lời lẽ ngắn gọn, đủ 2 thành phần chính. - Vị trí: Đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn * Từ Hán Việt: - Là từ trong tiếng Việt, vay mượn từ tiếng Hán, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. - Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt. Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều. *Từ đồng nghĩa: - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Có nhận biết từ đồng nghĩa qua 2 loại: - Từ dồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối) : Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái ) : Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. *Liên kết câu - Câu văn là một bộ phận của đoạn văn. Trong một đoạn văn, các câu văn phải liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. - Về hình thức, người ta thường liên kết câu bằng các phép liên kết như phép lặp (lặp từ ngữ), phép thế (thay thế từ ngữ), phép nối (dùng từ ngữ để nối), phép liên tưởng.. + Phép lặp: Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó. Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề. + Phép thế: Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước. Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm đa dạng, hấp dẫn. + Phép nối: Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: Nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời.. Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn. Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 – 55, bài 8, Ngữ văn 6 - Sách Cánh diều Câu 1 trang 54 SGK Tìm từ Hán Việt trong câu sau: "Thái độ đối xử với động vật là một tiêu chí đánh giá sự văn minh của một cá nhân hoặc cộng đồng.". Em hiểu "văn minh" có nghĩa là gì? Cách đối xử với động vật như thế nào được coi là kém văn minh, lạc hậu? Trả lời: - Từ Hán Việt: Thái độ, động vật, tiêu chí, văn minh, cá nhân, cộng đồng. - "Văn minh" là từ chỉ trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng như đô thị phát triển, sự phân tầng xã hội, một hình thức của chính phủ và các hệ thống giao tiếp mang tính biểu tượng như chữ viết nghệ thuật. - Cách đối xử với động vật được coi là kém văn minh, lạc hậu là: + Hủy diệt môi trường sống của động vật; + Giết hại vô tội vạ các loài động vật; giết vật nuôi lấy thịt theo cách tàn nhẫn + Sử dụng các đồ như sừng tê giác, răng nanh hổ, da gấu, mật gấu.. chỉ để phục vụ sở thích của bản thân. + Hành hạ động vật: Ứng xử thô bạo, săn bẫy, buôn bán, quay video clip hành hạ, giết hại động vật đưa lên mạng. + Bắt, nhốt động vật, giới thiệu cho du khách xem + Bỏ đối động vật Câu 2 trang 54 Đọc các câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Đại dương bao quanh lục địa . Rồi mạng lưới sông ngòi chăng chịt. Lại có những hồ năm sâu trong đất liền lớn chăng kém gì biển cả ." (Khan hiếm nước ngọt ). A) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: Từ thuần Việt, từ Hán Việt. B) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa. C) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại đương, lục địa . Trả lời: A) Xếp các từ in nghiêng (đại dương, lục địa, đất liền, biển cả) vào hai nhóm: Từ thuần Việt, từ Hán Việt. - Từ thuần Việt: Đất liền, biển cả - Từ Hán Việt: Đại dương, lục địa B) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành từng cặp đồng nghĩa là: - đại dương và biển cả (đều có nghĩa là biển) - đất liền và lục địa (đều có nghĩ là đất) C) * Tìm thêm câu có sử dụng một trong các từ đại đương, lục địa: - Không có * Đặt câu có sử dụng một trong các từ đại đương, lục địa: -Bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi hơn 70% là đại dương. - Hoặc: + Lục địa là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ trái đất, có nước vây quanh. + Lục địa chiếm tổng diện tích khoảng 29% diện tích bề mặt Trái Đất. + Bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi 70, 8% là nước biển và được chia thành 5 đại dương, bao gồm Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương. Câu 3 trang 54 Phân tích văn bản Khan hiếm nước ngọt: A) Chủ đề của văn bản là gì? B) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn. C) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ đề của văn bản như thế nào? D) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản. Trả lời: A) Chủ đề của văn bản là Thế giới đang khan hiếm nước ngọt. B) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến .. nghĩ như vậy là nhầm to ) - > chủ đề: Chúng ta đang nhầm tưởng rằng trái đất không bao giờ thiếu nước ngọt. - Đoạn 2 (Từ Đúng là bề mặt quả đất mênh mông đến khắp mọi nơi đều trập trùng núi đá ) - > chủ đề: Những lí do khiến chúng ta đang khan hiếm nước ngọt. - Đoạn 3 (Còn lại) - > chủ đề: Giải pháp để giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt. C) Nội dung các đoạn văn đều phục vụ làm sáng tỏ chủ đề của văn bản theo trrình tự luận điểm: - Đoạn 1: Giới thiệu vấn đề (thế giới đang khan hiếm nước ngọt). - Đoạn 2: Chứng minh vì sao nước ngọt khan hiếm (qua 3 luận điểm cơ bản) - Đoạn 3: Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt (tiết kiệm nước ngọt). d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản. Cách giải: Người ta thường liên kết câu bằng các phép liên kết như: + Phép lặp (lặp từ ngữ), + Phép thế (thay thế từ ngữ), + Phép nối (dùng từ ngữ để nối), + Phép liên tưởng.. (Các em xem chi tiết ở phần đầu bài soạn này nhé) Lời giải: - Ở đoạn 1: + Tác giả sử dụng phép thế (Dùng những từ đồng nghĩa về biển để thay thế: Đại dương, biển cả) + Phép lặp (nước) - Hoặc: +Ở đoạn 2: + Phép lặp: Nước ngọt, rác, sông suối + Phép nối: Vậy thì, như vậy - Hoặc ở đoạn cuối: + Phép lặp: Nước ngọt ngày càng khan hiếm + Phép nối: Vì vậy Câu 4 trang 54 Đọc và đặt nhan đề phù hợp cho văn bản sau: Một buổi tối, tôi cùng Gia-ca-ri-a (Zakaria), đứa con trai lên tám của tôi, đọc tạp chí truyền hình để chọn chương trình xem. - Có một cuộc thi hoa hậu nè! – Tôi phấn khởi nói. Gia-ca-ri-a hỏi tôi thi hoa hậu là gì. Tôi giải thích rằng đó là cuộc thi chọn ra người phụ nữ đẹp nhất và tốt bụng nhất. Ngay sau đó, con trai tôi đã làm tôi vô cùng xúc động khi ngạc nhiên hỏi tối: - Mẹ ơi, sao mẹ không tham dự cuộc thi đó? (Theo sách Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống ) Cách giải: - Cần hiểu: + Nhan đề phải cô động, khái quát về nội dung tư tưởng của văn bản, của tác phẩm; + Cần cân nhắc, lựa chọn đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo (Các em xem chi tiết ở đầu bài soạn này nhé) Trả lời: Nhan đề phù hợp cho văn bản: - Hoa hậu thực sự - Hoặc: Hoa hậu đẹp nhất Câu 5 trang 54 Đọc các đoạn văn sau và tìm câu chủ đề của mỗi đoạn A) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. Khi các thú cưng không được chăm sóc tốt, kết quả sẽ thấy rõ ràng trong thực tế. Ví dụ: Nếu cá không được cho ăn, cá sẽ chết; nếu chó không được vận động, chó sẽ bị cuồng chân; khi chuồng của một con chuột lang không được cọ rửa thì nó sẽ có mùi khó chịu;.. (Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? ) B) Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. [..] Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến "hành quân" tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cảnh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật bé nhỏ đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên những bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp. (Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? ) C) Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê. Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao. (Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? ) Trả lời: Câu chủ đề của mỗi đoạn: A) Chăm sóc vật nuôi sẽ giúp trẻ có một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về hậu quả. (Câu đầu đoạn) B) Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều từng có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. (Câu đầu đoạn) C) Vì vậy, khó mà tưởng tượng được rằng nếu không có động vật thì cuộc sống của con người sẽ ra sao. (Câu cuối đoạn) Câu 6 trang 55 Chọn một trong hai đề sau: A) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. B. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) với câu chủ đề: Chúng ta cần sử dụng nước ngọt một cách hợp lí, tiết kiệm. Trả lời: Định hướng: - Cần viết đoạn đảm bảo về hình thức: Có mở -thân –kết đoạn - Cần có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn - Số lượng câu đảm bảo yêu cầu Dưới đây là 2 đoan văn mẫu của 2 đề: a. ) Đoạn văn ngắn với câu chủ đề: Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem ** Bài tiếp: Soạn Bài Thực Hành Đọc Hiểu: Tại Sao Nên Có Vật Nuôi Trong Nhà? - Sách Cánh Diều - Việt Nam Overnight