Soạn bài Thực hành Đọc hiểu trang 42 - Ca dao - Ngữ văn lớp 6 – Sách Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 13 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    A. Kiến thức cơ bản cần nhớ - BàiThực hành Đọc hiểu (Ca dao Việt Nam) trang 42 - Ngữ văn lớp 6

    1. Khái niệm ca dao

    - Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, đây là khái niệm dùng để chỉ các thể loại trữ tình dân gian nhằm diễn tả đời sống nội tâm của con người.

    2. Đặc điểm của ca dao

    - Được viết bằng thể thơ 4 chữ, thơ 5 chữ. Nhưng chủ yếu viết bằng thơ lục bát, thơ song thất lục bát, hoặc biến thể, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng và thường có số dòng chẵn.

    - Mục đích: Nhằm phản ánh đời sống tinh thần hay đời sống vật chất và phương diện tình cảm của con người, trong đó có tình cảm gia đình.

    - Ba bài trong SGK trang 42. Sau là ca dao về tình cảm gia đình.

    - Tác giả: Là tác giả dân gian

    3. Các bài ca dao khác theo từng chủ đề:

    a. Về tình cảm gia đình

    - Công cha như núi Thái Sơn,

    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    Một lòng thờ mẹ kính cha,

    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    - Ơn cha nặng lắm ai ơi!

    Nghĩa mẹ bằng trời, chin tháng cưu mang.

    - Trời cao, biển rộng, đất dày

    Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên

    - Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

    Gà cùng một mẹ chứ hoài đá nhau

    b. Ca dao về quê hương, đất nước, con người

    - Cánh cò bay bổng bay cao,

    Bay qua Cửa phủ bay vào Đồng Đăng.

    - Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

    - Ai lên Xứ Lạng cùng anh

    Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

    - Cày đồng đang ban trưa,

    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

    Ai ơi bưng bát cơm đầy,

    Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

    B. Hướng dẫn Soạn bài: Thực hành Đọc hiểu (Ca dao Việt Nam) trang 42 - Ngữ văn lớp 6 – Sách Cánh diều

    a. Đọc hiểu

    (1) Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    (2) Con người có cố có ông,

    Như cây có cội, như sông có nguồn

    (3) Anh em nào phải người xa,

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.


    Yêu nhau như thể tay chân,

    Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy


    *Câu hỏi trang 42: Hãy chú ý đến thể thơ, vần, nhịp được sử dụng trong ba bài ca dao:

    Trả lời:

    - Bài ca dao 1:

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    - Thể thơ: Thơ lục bát.

    - Cách gieo vần trong bài thơ này: Tiếng thứ sáu của dòng lục (dòng 6 chữ) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (dòng 8 chữ), tiếng thứ tám của dòng bát đó gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo (trời – ngoài; Đông – mông - lòng ).

    - Về nhịp: Các dòng ngắt nhịp chẵn: Dòng 6 là 2/2/2 và dòng 8 là 2/2/2/2.

    *Bài ca dao 2:

    Con người có cố có ông,

    Như cây có cội, như sông có nguồn

    - Thể thơ: Thơ lục bát.

    - Cách gieo vần trong bài thơ này: Như các bài ca dao lục bát khác (Tiếng thứ sáu của dòng lục (dòng 6 chữ) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (dòng 8 chữ), tiếng thứ tám của dòng bát đó gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo (ông - sông )) .

    - Về nhịp: Các dòng ngắt nhịp chẵn: Dòng 6 là 2/2/2 và dòng 8 là 2/2/2/2.

    *Bài ca dao 3:

    Anh em nào phải người xa,

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.


    Yêu nhau như thể tay chân,

    Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.


    + Thể thơ: Thơ lục bát.

    + Cách gieo vần trong bài thơ: Như các bài ca dao lục bát khác (Tiếng thứ sáu của dòng lục (dòng 6 chữ) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (dòng 8 chữ), tiếng thứ tám của dòng bát đó gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo (xa – nhà; thân – chân – thân ).

    + Các dòng ngắt nhịp chẵn 2/2/2 và 2/2/2/2.

    *Câu hỏi trang 43: Cả ba bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ nào?

    Trả lời:

    Cả ba bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

    - Bài 1: Công cha so sánh với núi ngất trời, nghĩa mẹ so sánh với nước ở ngoài Biển Đông

    - Bài 2: Con người có cố, có ông so sánh với như cây có cội, như sông có nguồn

    - Bài 3: Yêu nhau như thể tay chân

    => so sánh ngang bằng

    b. Trả lời câu hỏi cuối bài trang 43 – Sau khi đọc

    *Câu 1 trang 43: Mỗi bài ca dao nói về tình cảm nào trong gia đình?

    Trả lời:

    - Bài ca dao 1 nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái bao la rộng lớn, và vĩnh hằng, không thể đong, đo, đếm được

    - Bài ca dao 2 nói về lòng biết ơn, ghi ơn và đền ơn ông bà, tổ tiên cũng như quê hương, cội nguồn của mình.

    - Bài ca dao 3 nói về tình cảm gắn bó, hòa thuận, đùm bọc, đoàn kết, nâng đỡ của anh em ruột thịt trong nhà.

    *Câu 2 trang 43: Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.

    Trả lời:

    -Nếu chọn bài ca dao 1:

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    +Biện pháp so sánh: So sánh công cha so sánh với núi ngất trời, so sánh nghĩa mẹ với nước ở ngoài Biển Đông

    + Kiểu so sánh: Ngang bằng

    +Tác dụng: So sánh công cha, nghĩa mẹ với núi ngất trời và biển rộng mênh mông để nhấn mạnh, làm nổi bật công ơn của cha mẹ bao la, vĩnh hằng, bất diệt; và không thể đong, đo, đếm được như các hình ảnh núi và biển của thiên nhiên.

    - Nếu chọn bài ca dao 2:

    C on người có cố, có ông,

    Như cây có cội, như sông có nguồn

    +Biện pháp: So sánh (Con người có cố, có ông so sánh với như cây có cội, như sông có nguồn)

    - > so sánh ngang bằng

    +Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật mối quan hệ gắn bó sâu sắc, tình nghĩa trong đại gia đình và nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ ơn biết ơn, ghi ơn và đền ơn ông bà, tổ tiên cũng như quê hương, cội nguồn và người đi trước. Cũng như nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái; nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn.

    - Nếu chọn bài 3: Yêu nhau như thể tay chân

    Anh em nào phải người xa,

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.


    Yêu nhau như thể tay chân,

    Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.


    +Nghệ thuật so sánh: Tình cảm yêu quý của anh em như tay với chân

    - >so sánh ngang bằng

    + Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật lời nhắc nhở anh em trong nhà cần gắn bó, hòa thuận, đùm bọc, đoàn kết, nâng đỡ.

    *Câu 3 trang 43: Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?

    Trả lời:

    Em thích nhất bài ca dao thứ nhất vì đây là bài ca dao ca ngợi công cha nghĩa mẹ dễ hiểu, sinh động và ấn tượng nhất. Bài ca dao này hay ở cả nghệ thuật và nội dung:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    *Câu 4 trang 43: Nếu vẽ minh họa cho bài ca dao thứ nhất, em sẽ vẽ như thế nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả nội dung bức tranh bằng lời.

    Trả lời:

    Gợi ý miêu tả nội dung bức tranh đã vẽ bằng lời theo chủ đề, bố cục, đường nét của bức tranh như sau:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Bài tiếp theo: Soạn Bài Tự Đánh Giá Trang 47 - Ngữ Văn 6 Sách Cánh Diều
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. hang2k9

    Bài viết:
    53
    Giá như bài này suất hiện sớm hơn*qobe 62*
     
  4. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Ơi.. @hang2k9 ơi.. hôm nay sẽ có nhiều bài nữa nha. Cảm ơn bạn nhiều
     
  5. hang2k9

    Bài viết:
    53
    Có bài lớp 7 không ạ
     
  6. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Có đủ nha bạn ơi
     
    Jancyha, Bán Yêu Khuynh Thànhhang2k9 thích bài này.
  7. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Cảm ơn bạn nhiều. Bạn cần bài gì, mình gửi cho
     
  8. hang2k9

    Bài viết:
    53
    Bạn cho mình hỏi, bạn có bài "cuộc chia li của những con búp bê" không ạ
     
  9. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
Trả lời qua Facebook
Đang tải...