Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Cô bé bán diêm - Sách Cánh diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 19 Tháng mười 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức Ngữ Văn

    * Tác giả

    - An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.

    - Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may.. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

    - Đoạn trích Cô bé bán diêm trích trong tác phẩm Cô bé bán diêm – một trong những truyện ngắn hay, nổi tiếng giàu giá trị nhân văn.

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    - Thể loại: Truyện ngắn

    * Các sự việc chính:

    - Gia cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

    - Cô bé vẫn phải đầu trần, chân đất, đi bán diêm trong đêm giao thừa

    - Cô bé không dám về nhà vì sợ bố đánh

    - Cô quẹt diêm 5 lần và có những mộng tưởng giản dị về vật chất, về tinh thần, về người thân

    - Cô chết ngay trong đêm giao thừa

    - Thái độ vô tình của mọi người khi nhìn thấy thi thể em trong buổi sáng hôm sau – sáng mồng 1 đầu năm

    * Tóm tắt

    Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em van xin bà hãy đưa em đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ. Sáng hôm sau, sáng mồng 1 đầu năm, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Ai cũng dửng dưng, vô tâm bàn tá khi nhìn thấy em chết mà môi vẫn mỉm cười.

    [​IMG]

    * Giá trị nội dung: Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.

    * Giá trị nghệ thuật:

    - Kể kết hợp tả, biểu cảm,

    - Truyện viết theo đặc điểm của truyện cổ tích, đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.

    - Kết cấu tương phản, đối lập.

    [​IMG]

    Hướng dẫn Soạn bài Thực hành đọc hiểu - Cô bé bán diêm Ngữ văn lớp 6 - Cánh diều

    1. Chuẩn bị


    Tìm hiểu các đặc điểm của câu chuyện Cô bé bán diêm:

    * Các sự việc chính:

    - Gia cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

    - Cô bé vẫn phải đầu trần, chân đất, đi bán diêm trong đêm giao thừa

    - Cô bé không dám về nhà vì sợ bố đánh

    - Cô quẹt diêm 5 lần và có những mộng tưởng giản dị về vật chất, về tinh thần, về người thân

    + Lần 1 cô bé mộng tưởng lò sưởi bằng sắt ấm áp.

    + Lần 2 mộng tưởng bàn ăn thịnh soạn.

    ○ Lần 3 mộng tưởng cây thông Nô-en lấp lánh.

    ○ Lần 4 mộng tưởng bà đang mỉm cười với em.

    ○ Lần 5 mộng tưởng bà đưa em vụt bay lên trời. Ÿ

    - Cô chết ngay trong đêm giao thừa

    - Thái độ vô tình của mọi người khi nhìn thấy thi thể em trong buổi sáng hôm sau – sáng mồng 1 đầu năm

    *Các nhân vật trong truyện: Cô bé bán diêm, người bà, người qua đường, người cha..

    * Đặc điểm tính cách của nhân vật chính – Cô bé:

    - Hiền lành, ngoan ngoãn, chịu khó đi bán diêm trong đêm giá rét.

    - Sống giàu tình cảm, luôn yêu thương, luôn nhớ về bà..

    * Các chi tiết kì ảo trong truyện xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm:

    - Lần 1: Lò sưởi bằng sắt xuất hiện trước mắt em.

    - Lần 2: Bàn ăn thịnh soạn xuất hiện.

    - Lần 3: Xuất hiện cây thông Nô-en

    - Lần 4: Bà hiện ra, mỉm cười với em

    - Lần 5: Hai bà cháu vụt bay lên cao.

    *Mong ước của cô bé:

    - Lần mộng tưởng lò sưởi bằng sắt. → mong ước được sưởi ấm, tránh cái rét

    - Lần mộng tưởng về bàn ăn thịnh soạn → mong được ăn no, thỏa mãn cái đói.

    - Lần mộng tưởng cây thông Nô-en → mong được sống trong tổ ấm gia đình, được đón giao thừa như mọi người.

    - Lần mộng tưởng bà đang mỉm cười → mong nhận được tình yêu, sự quan tâm từ người thân

    - Lần mộng tưởng hai bà cháu vụt bay lên cao → mong được thoát khỏi cuộc sống cô đơn, bất hạnh, thiếu thốn tình thương.

    → Tác dụng của chúng là thể hiện ước mơ, mong muốn của cô bé bán diêm lúc bấy giờ được sống trong mái ấm gia đình, sống trong sự yêu thuognư của người thân, không còn khổ sở, đói rét, cô đơn.

    * Ý nghĩa của truyện, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đó:

    - Cha mẹ hãy dành cho con trẻ mái ấm gia đình, hãy yêu thương, quan tâm tới con trẻ

    - Mọi người trong xã hội hãy mở rộng vòng tay nhân ái, c ảm thương, che chở tới những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em.

    - Lên án sự vô trách nhiệm của một số cha mẹ, sự vô cảm thờ ơ của nhiều người trong cuộc sống.

    *Đọc trước truyện Cô bé bán diêm ; tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crít-xti-an An-đéc-xen (Hans Christian Andersen) :

    - Han-xơ Crít-xti-an An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.

    - Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may..

    - Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà vẫn rất gần gũi với con người, với cuộc sống đời thường.

    - Các tác phẩm chính: Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Nữ thần băng giá, Chú lính chì dũng cảm..

    2. Đọc hiểu

    Soạn phần Trong khi đọc

    Câu 1 trang 17 Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé bán diêm xuất hiện?

    Trả lời:

    Những chi tiết cho biết thời gian và địa điểm em bé bán diêm xuất hiện là:

    - Thời gian: Đêm giao thừa, trời rét mướt.

    - Không gian rộng là ngoài đường. Không gian cụ thể là một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

    Câu hỏi 2 trang 18 Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên sau mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2.

    Trả lời:

    Những hình ảnh hiện lên sau mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2 là:

    - Lần 1 xuất hiện lò sưởi bằng sắt có hình nổi bằng đồng tỏa hơi nóng dịu dàng.

    - Lần 2 xuất hiện bàn ăn thịnh soạn, ngỗng quay còn tiến về phía em.

    - Lần 3 xuất hiện cây thông Nô-en lớn, trang trí lộng lẫy, nến sáng rực.

    - Lần 4 xuất hiện bà đang mỉm cười với em

    - Lần 5 bài cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên cao mãi.

    Câu hỏi 3 trang 19: Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh trang 19 này?

    Trả lời:

    Giấc mơ của em bé được thể hiện qua bức tranh trang 19 là em mong ước được sống có bà, được bà yêu thương chăm sóc như khi xưa.

    Câu hỏi 4 trang 20 Chú ý kết thúc của câu chuyện.

    Trả lời:

    Kết thúc của câu chuyện là sự việc buổi sáng mồng 1 đầu năm, người ta phát hiện ra cô bé bán diêm bị chết bên cạnh những bao diêm và có một bao đã đốt hết nhẵn.

    - > Kết thúc buồn, vừa thể hiện giá trị hiện thực, tố cáo vừa thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn

    [​IMG]

    Soạn phần Sau khi đọc

    Câu 1 trang 20

    Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?

    Trả lời:

    Cô bé phải đi bán diêm vào đêm giao thừa, giữa trời rét mướt, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt. → Cảnh ngộ của em bé là vô cùng nghèo khổ, thiếu thốn.

    Câu 2 trang 20 Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc họa hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

    Trả lời:

    * Chi tiết hiện thực:

    - Không thể về nhà nếu không bán được diêm vì cha sẽ đánh em;

    - Ở nhà cũng rét mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách nhưng gió vẫn rít.

    → Hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, không có lối thoát.

    * Chi tiết mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc họa mơ ước:

    - Lần 1: Lò sưởi bằng sắt. → Sưởi ấm, tránh cái rét

    - Lần 2: Bàn ăn. → Ăn no, thỏa mãn cái đói.

    - Lần 3: Cây thông Nô-en → Tổ ấm, đón giao thừa như mọi người.

    - Lần 4: Bà đang mỉm cưởi. → Tình yêu thương, sự che chở

    - Lần 5: Hai bà cháu vụt bay lên cao. → Sự giải thoát khỏi tình cảnh khốn khổ.

    - Nhận xét về nhân vật: Cô bé bán diêm là một cô bé đáng thương, tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã phải tự mình đi kiếm sống. Hơn nữa, cô bé phải bán diêm giữa đêm giao thừa rét mướt không ai để ý đến em. Cô chỉ có những ước mơ khao khát có được hạnh phúc quây quần bên người yêu thương trong đêm Giáng sinh.

    Câu 3 trang 20 Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

    Trả lời:

    Ý nghĩa của câu chuyện Cô bé bán diêm:

    - Truyện thể hiện tấm lòng cảm thương, nhân ái của tác giả tới những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em.

    - Bài học quý giá về tình yêu thương giữa người với người trong cuộc sống.

    - Lên án sự thờ ơ, vô cảm của nhiều người.

    Câu 4 trang 20 Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: Kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;).

    Trả lời:

    Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích là:

    - Về kiểu nhân vật: Nhân vật chính trong truyện thuộc kiểu nhân vật mồ côi, nghèo khổ, bất hạnh

    - Về ý nghĩa câu chuyện: Truyện hướng đến lòng nhân ái giữa con người với con người, đồng cảm với những số phận bất hạnh.

    - Về các chi tiết tưởng tượng: Là 5 mộng tưởng qua 5 lần diêm được quẹt lên

    - Về mô tuýp kể câu chuyện:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    ** bài tiếp: Soạn Bài Tự Đánh Giá: Anh Cút Lủi – Sách Cánh Diều, Ngữ Văn 6
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...