Soạn bài Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước trang 80 , Ngữ Văn 6 sách Cánh Diều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 28 Tháng chín 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Kiến thức văn học

    * Nội dung - Bố cục

    - Phần 1 (từ đầu đến nằm đấy) : Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng

    Sự ra đời của Thánh Gióng là chi tiết hoang đường, kì ảo, báo hiệu sự việc phi thường. Đồng thời gửi gắm thông điệp: Ở hiền gặp lành.

    - Phần 2 (tiếp theo đến cứu nước) : Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

    Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh nhằm thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Việc bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng chứng tỏ tinh thần đoàn kết của nhân dân, người anh hùng được nuôi dưỡng bởi nhân dân, mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.

    - Phần 3 (tiếp theo đến lên trời) : Thánh Gióng ra trận đánh giặc.

    Thánh Gióng ra trận oai phong, lẫm liệt, không gì địch nổi.

    - Phần 4 (còn lại) : Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.

    Chi tiết Thánh Gióng bay về trời nhằm thiêng liêng hóa, bất tử hóa vào non sông, đất nước của Thánh Gióng

    * Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: Biểu hiện của ý thức, tinh thần đoàn kết, anh dũng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Qua đó thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.

    * Nghệ thuật: Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo. Nghệ thuật nói quá, so sánh.

    1. Hướng dẫn soạn Phần Chuẩn bị (Soạn bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước sách, Ngữ văn 6, Sách Cánh Diều

    A) Các em lại phần chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Cụ thể là:

    Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý:


    *Văn bản biết về vấn đề gì?

    Trả lời: Văn bản viết về hình tượng nhân vật Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước sách

    * Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?

    Trả lời: Ở văn bản này, ngừời viết định thuyết phục rằng: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện hay nhất chủ đề đánh giặc cứu nước

    * Để thuyết phục người viết đã nêu ra những luận điểm nào?

    Trả lời: Để thuyết phục, người viết đã đưa ra các luận điểm:

    - Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng

    - Gióng lớn lên cũng lạ

    - Gióng ra trận đánh giặc

    - Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.


    b) Đọc trước văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị.

    Trả lời:

    - Tác giả Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21/02/1955, quê ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Huân chương lao động hạng nhất. Năm 2001 ông được phong học hàm Phó Giáo sư ngành Văn học.


    c) Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để tìm hiểu thêm văn bản nghị luận này.

    Trả lời:

    Những hiểu biết về văn bản nghị luận: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là:

    - Chủ đề của bài viết này là đánh giặc cứu nước. Đây chủ đề lớn, quan trọng nhất của lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian.

    - Vấn đề mà tác giả muốn thuyết phục: Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (nằm ở nhan đề).

    - Tác phẩm dùng phương thức nghị luận, nêu ý kiến, quan điểm về truyền thuyết Thánh Góng, thuyết phục người đọc bằng các lý lẽ - bằng chứng:

    + Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: Đây là chi tiết kì ảo, nhằm báo hiệu sự phi thường của nhân vật; thể hiện sự yêu mến, tôn kính của nhân dân với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ. Đồng thời gửi gắm thông điệp: Ở hiền gặp lành.

    +Gióng lớn lên kì lạ: Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng. Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh nhằm thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Việc bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng chứng tỏ sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

    + Gióng vươn vai ra trận đánh giặc: Thánh Gióng ra trận oai phong, lẫm liệt, đánh hết lớp này đến lớp khác. Chúng tỏ tất cả sức mạnh và ý chí của cộng đồng được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.

    + Thánh Gióng bay về trời: Nhằm thiêng liêng hóa, bất tử hóa vào non sông, đất nước của Thánh Gióng

    2. Hướng dẫn soạn Phần Đọc hiểu, trang 80 (Soạn bài Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước sách. Bộ Cánh Diều)


    Câu hỏi giữa bài

    Câu 1 - trang 80 Ở phần (1), tác giả khẳng định điều gì?

    Trả lời:

    - Phần 1, tác giả dẫn dắt vấn đề: Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian.

    - Khẳng định vấn đề, quan điểm: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đáng giặc, cứu nước, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề.

    Câu 2 - trang 80 Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?


    Trả lời:

    - Việc ra đời kì lạ của Gióng thể hiện quan niệm của người xưa: Người anh hùng luôn phi thường, khác thường từ nguồn gốc, đến tài năng; anh hùng có tài phép như thần thánh, do thần tiên, thượng đế, trời phật sai xuống giúp nhân dân.

    - Báo trước cho một nhân vật phi thường, tài giỏi khác hoàn toàn với những người khác, thể hiện sự yêu mến và tôn kính của nhân dân với nhân vật Gióng.

    - Đồng thời gửi gắm thông điệp: Ở hiền gặp lành.

    - Thể hiện chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyền thuyết

    Báo hiệu sự việc phi thường. Đồng thời gửi gắm thông điệp: Ở hiền gặp lành.

    Câu 3 - trang 81 Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn "Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.." có tác dụng gì?


    Trả lời:

    - Bài viết trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn nhằm chứng minh cho vấn đề:

    +Chứng tỏ tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân

    + Người anh hùng được nuôi dưỡng bởi nhân dân

    + Sự mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.


    Câu 4 - trang 81 Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

    Trả lời:

    Tác giả tập trung phân tích nội dung Gióng ra trận đánh giặc:

    - Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ, oai phong lẫm liệt.. thể hiện mô tuýp dân gian (Dẫn chứng: Liên hệ với truyền thuyết Thần Trụ Trời; truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh) thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của dân tộc

    - Quang cảnh Thánh Gióng ra trận rất hùng vĩ, hoành tráng.. thể hiện sức mạnh cộng đồng, thành tựu của dân tộc

    Câu 5 - trang 81 Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc

    Trả lời:

    Câu văn cuối đoạn: Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.

    Câu 6 - trang 82 Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?


    Trả lời:

    Tác giả nêu lên các nội dung chính trong phần 5 là:

    - Giặc tan, Gióng cởi áp giáp bay về trời. Gióng ra đời phi thuognừ thì ra đi cũng phi thường

    - Chiến công Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. Dó là những vết tích còn lại của Thánh Gióng

    - Ngày hội Gióng, dấu tích.. chứng minh cho truyền thống yêu nước

    Câu 7 - trang 82 Tìm hiểu các từ "bất tử hóa", "Gióng hóa"


    Trả lời:

    - Bất tử hóa: Bất tử là không chết, hóa mang ý nghĩa là toàn diện, mãi mãi, toàn thể, tất cả => là sống mãi, ghi nhớ mãi trong tâm trí, tình cảm của tất cả mọi người

    - Gióng hóa: Hình tượng Thánh Gióng đã thần thánh, tôn vinh như một vị thần

    Câu 8 - trang 82 Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?


    Trả lời:

    - Dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng.

    - Dấu chân ngựa tạo thành những ao hồ chi chít.

    - Hội Gióng tổ chức hàng năm đều dựng lại cảnh không khí dân làng nuôi Gióng, bức trang Gióng ra trận.

    - Tất cả những chứng tích về Thánh Gióng như những viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng.


    Câu hỏi cuối bài – trang 82

    Câu 1 - trang 82 Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

    Trả lời:

    *Văn bản Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề: "Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc."

    Thánh Gióng là tác phẩm tiêu biểu thuộc chủ đề yêu nước trong văn học

    * Vấn đề ấy được nêu khái quát ngay từ nhan đề của bài và trong phần mở bài, kết bài

    * Qua văn bản, em thấy truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa là:

    - Hình tượng Thánh Gióng biểu hiện cho sức mạnh thiên nhiên và con người,

    Sứ mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí đánh giặc. Các sức mạnh đó kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

    - Ca ngợi sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị.

    - Qua đó thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.

    - Bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc của nhân dân ta.


    Câu 2 trang 82. Các mục (2) Gióng ra đời kì lạ; (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ; (4) Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; (5) Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

    Trả lời:

    Các mục trên được tác giả Bùi Mạnh Nhị không kể lại các sự kiện; mà chỉ chủ yếu tóm tắt để đi sâu vào chứng minh, làm nổi bật vấn đề của bài là lòng yêu nước.

    Câu 3. Trang 82 Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

    Trả lời:

    Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học. Bởi vì:

    - Văn bản này nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, 1 tư tưởng, 1 vấn đề nào đó.

    - Vấn đề mà tác giả muốn thuyết phục: Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (nằm ở nhan đề).

    - Tác phẩm dùng phương thức nghị luận, nêu ý kiến, quan điểm về truyền thuyết Thánh Góng, thuyết phục người đọc bằng các lý lẽ, dẫn chứng:

    + Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: Đây là chi tiết kì ảo, nhằm báo hiệu sự phi thường của nhân vật; thể hiện sự yêu mến, tôn kính của nhân dân với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ. Đồng thời gửi gắm thông điệp: Ở hiền gặp lành.

    +Gióng lớn lên kì lạ: Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng. Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh nhằm thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Việc bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng chứng tỏ sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

    + Gióng vươn vai ra trận đánh giặc: Thánh Gióng ra trận oai phong, lẫm liệt, đánh hết lớp này đến lớp khác. Chúng tỏ tất cả sức mạnh và ý chí của cộng đồng được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.

    + Thánh Gióng bay về trời: Nhằm thiêng liêng hóa, bất tử hóa vào non sông, đất nước của Thánh Gióng

    + Chiến công Gióng để lại cho quê hương cùng dấu tích chứng tỏ truyền thống giữ nước của dân tộc.

    Câu 4. Trang 82 Hãy viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" ( "có một không hai").

    Trả lời:

    Một vài lưu ý:

    Đoạn văn các em cần viết là đoạn văn nghị luận văn học chứ không phải là đoạn văn tự sự, kể lại truyện, hay liệt kê các sự việc. Nghĩa là đoạn văn cần nêu được nhận định về hình tượng Thánh Gióng, hình tượng bất tử, biểu tượng tiêu biểu nhất của lòng yêu nước. Trong đó, bài viết cần nêu một vài sự việc tiêu biểu làm dẫn chứng, có lí lẽ phân tích và có sử dụng thành ngữ"độc nhất vô.


    Dưới đây là đoạn văn tham khảo:

    Người anh hùng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên là hình tượng độc nhất vô nhị tiêu biểu cho truyền thống đánh giặc cứu nước của dân tộc. Theo truyền thuyết,

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    * * * Bài tiếp Viết Một Đoạn Văn Nêu Ý Nghĩa Của Hình Tượng Thánh Gióng - Văn Mẫu

    * * * Bài tiếp Soạn Bài Viết Đoạn Văn Nêu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Lục Bát – Sách Cánh Diều, Ngữ Văn 6
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng mười 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...