Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam cung cấp những thông tin khoa học đáng tin cậy của một trong những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam - Giáo sư Trần Quốc Vượng. Dù là văn bản thông tin khoa học nhưng nội dung lại bàn về vẫn đề văn hóa và được viết bằng văn phong trong sáng, dễ hiểu, gợi cảm. Qua văn bản này, học sinh không chỉ thấy rõ những nét đặc trưng của văn hóa Hà Nội mà còn hiểu và lí giải được cội nguồn bản sắc văn hóa của thủ đô nghìn năm văn hiến.. Soạn bài: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam Câu 1. Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu như thế nào về "hằng số văn hóa"? Gợi ý: Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính: Văn hóa Hà Nội là một "hằng số tuyệt vời" của văn hóa Việt Nam. Trong đó "hằng số văn hóa" được hiểu là những yếu tố văn hóa, đặc điểm văn hóa có tính cố định, bình ổn, vững bền đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai. Câu 2. Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó? Gợi ý: Đề tài của văn bản: Văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Dựa vào nhan đề để xác định điều đó. Câu 3. Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào? Gợi ý: Thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện: Phần 1: Về phương diện địa lí và lịch sử (sự kết hợp văn hóa dân gian và văn hóa cung đình; văn hóa dân gian được "chính thức hóa" và "sang trọng hóa") Phần 2: Về con người - người Hà Nội (vừa thượng võ, vừa văn hiến; đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước; làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc) Câu 4. Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của "văn hóa Thăng Long - Hà Nội", tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy. (Ví dụ: Thông tin địa lí - "Hà Nội.. là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam.") Gợi ý: Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của "văn hóa Thăng Long - Hà Nội", tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ nhiều lĩnh vực: - Địa lí ( "Hà Nội.. là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam.") - Lịch sử (Triều đình Lí, Trần đưa việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng, Bố Cái (Phùng Hưng), Mai Hắc Đế.. về giữa phố phường và xóm trại ven đô; Nhà nước dân tộc Lí - Trần - Lê lại nâng các lễ hội đua thuyền, đấu vật) - Văn hóa (làng nghề, ẩm thực, chợ) : Mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô cùng với phố phường thủ công nội đô, giao lưu với nhau ở bốn chợ chính trước bốn cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc. - Văn học (ca dao) : Gắng công kén được cốm Vòng - Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui; Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không thanh lịch cũng người Thượng Kinh. Câu 5. Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận) ? Hãy chỉ ra biểu hiện và mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết. Gợi ý: Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng kết hợp phương thức thuyết minh với phương thức nghị luận, biểu cảm. (VD: Phần 2, tác giả đã sử dụng các thao tác giải thích, chứng minh, suy luận để thuyết phục người đọc về đặc điểm của người Hà Nội: Từ làm thợ thầy giỏi đến sành ăn, sành mặc; biểu cảm (các ngữ liệu giàu chất văn học, trữ tình (ca dao) và ngôn ngữ biểu cảm, thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của người viết. VD: Lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: Từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng; văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là một hằng số tuyệt vời của văn hóa Việt Nam. Câu 6. Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức nào mới? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được đề cập trong bài? Hãy nêu một số nét đặc sắc về văn hóa của quê hương em. Gợi ý: - Văn bản đem đến cho em nhiều thông tin; nhiều địa danh, tên riêng gắn với lịch sử, văn hóa Hà Nội. - Đặc sắc văn hóa quê hương em: Ở Thái Bình hiện nay hầu như làng quê nào cũng có lễ hội truyền thống. Nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Minh Đức, người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Thái Bình chia sẻ: Xã ít là một lễ hội, xã nhiều có tới bốn lễ hội với đủ các loại hình; lễ hội nhằm tái hiện cuộc sống nông nghiệp; lễ hội tôn vinh những anh hùng dân tộc, người có công với dân, với nước; lễ hội tái hiện phong tục tín ngưỡng; lễ hội đua tài, vui chơi giải trí: Lễ hội chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư) ; lễ hội đền Trần diễn ra tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần; lễ hội đền Tiên La (xã Đoan Hùng, Hưng Hà) tưởng nhớ Đông Nhung đại tướng quân Vũ Thị Thục, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng; lễ hội đền Hét (xã Thái Thượng, Thái Thụy), nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão; lễ hội làng Thượng Liệt (xã Đông Tân, Đông Hưng) có lễ rước ông thầy, bà thợ, điệu múa giáo cờ, giáo quạt, cùng nhiều lễ hội khác mang đậm truyền thống văn hóa..